[Giải đáp] Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Ngày đăng: 24.04.2023
Viêm đường tiết là bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe người mắc phải. Tuy nhiên, vấn đề rất nhiều người lo ngại là viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mấy ngày sẽ khỏi. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu như bàng quang, niệu đạo, niệu quản hay thận. Tác nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là vi khuẩn E.Coli. Ngoài ra còn có những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bị viêm đường tiết niệu như:
- Đời sống tình dục không an toàn, lành mạnh
- Do viêm niệu đạo
- Do các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, herpes…
Đối tượng dễ mắc viêm niệu đạo là nữ giới do cấu tạo cơ quan sinh dục thẳng, ngắn, lỗ niệu đạo gần hậu môn, vì thế vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Thông thường, viêm đường tiết niệu được chia thành 2 dạng chính là viêm đường tiết niệu đơn giản và viêm đường tiết niệu phức tạo.

Trường hợp viêm đường tiết niệu đơn giản phần lớn xảy ra ở bàng quang. Với những triệu chứng nhẹ nhưng tiểu rắt, tiểu buốt và phương pháp điều trị cũng khá đơn giản, tốn ít thời gian, công sức, kinh tế.
Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị hoặc áp dụng sai cách, mức độ viêm nhiễm sẽ tái nhiền lần, khó điều trị tận gốc. Lúc này người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, tiểu buốt lẫn máu hoặc mủ, mệt mỏi, buồn nôn. Như vậy viêm đường tiết niệu có tự khỏi không thì chắc chắn là không thể tự khỏi. Người bệnh khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần được điều trị sớm để bệnh không trở nặng.
Xem thêm: Viêm đường tiết niệu: Tổng quan về bệnh
Biến chứng của viêm đường tiết niệu khi không được điều trị sớm
Viêm đường tiết niệu mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng vẫn sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc nếu không điều trị sớm.
- Bệnh dễ tái phát: Đối với những bệnh nhân thường xuyên có biểu hiện viêm đường tiết niệu như xuất hiện 4 lần trong 1 năm hoặc 2-3 lần trong vòng 4-6 tháng thì khả năng tái nhiễm rất cao.
- Ảnh hưởng đến thai kỳ: Nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu nhưng không được theo dõi và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, dễ bị nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sảy, vỡ ối sớm, sảy thai. Trẻ được sinh ra thường còi xương, ốm yếu hoặc bị dị tật bẩm sinh.
- Nhiễm trùng máu: Tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu không được giải quyết triệt để sẽ là cơ hội cho vi khuẩn len lỏi vào, đặc biệt là trong những đợt viêm bùng phát. Người nhiễm trùng máu thường có biểu hiện như sốt cao, chóng mặt, ớn lạnh, hoa mắt, nhịp tim nhanh. Một số trường hợp không kịp ngăn chặn vi khuẩn lây lan xuống thận khiến bệnh nhân tử vong.
- Nhiễm trùng thận: Khi các vết viêm xảy ra ở thận sẽ khiến các tế bào, niêm mạc của thận bị sưng tấy, phù nề, chức năng của thận bị giảm. Do đó, độc tố tích tụ trong thận lâu ngày không được đào thải ra ngoài sẽ gây suy thận, xơ hóa, tăng huyết áp .
- Chất lượng tình dục giảm sút: Nam giới bị viêm đường tiết niệu sẽ cảm thấy đau đớn khi cương cứng hoặc xuất tinh, đôi khi tinh dịch chứa máu. Đối với nữ giới khi bị bệnh thường có cảm giác đau nhói bụng dưới, âm đạo đau dai dẳng. Những biểu hiện bất thường này sẽ khiến cả nam và nữ giới ngại gần gũi, lâu dần sẽ khiến đời sống tình dục giảm sút.

Ngoài những biến chứng trên thì viêm đường tiết niệu còn có thể lây lan sang các cơ quan khác như tinh hoàn, mào tinh hoàn (ở đàn ông), buồng trứng, tử cung (ở phụ nữ).
Xem thêm: Tổng hợp các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu
Điều trị viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi
Tuy viêm đường tiết niệu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi. Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc kháng sinh. Cụ thể:
- Trường hợp nhẹ: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc đường uống từ 5-7 ngày. Sau đó bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra xét nghiệm để đánh giá mức độ điều trị bệnh.
- Trường hợp nặng: Bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh, vết viêm nhiều tại đường tiết niệu, nhiễm trùng máu các bác sĩ sẽ đưa kháng sinh vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch.
- Trường hợp tái nhiễm nhiều lần: Đối với những bệnh nhân gặp trường hợp tái nhiễm nhiều lần hoặc người đặt ống tiểu hoặc đường tiết niệu có dị dạng, các bác sĩ bắt buộc phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm được chính xác kháng sinh phù hợp.
- Trường hợp có biến chứng tại thận hoặc không kiểm soát được bằng thuốc: Những trường hợp này có thể gây ra áp xe hoặc mủ nên người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Vì nếu không tiến hành sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên trầm trọng, tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nặng nề.

Trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc kháng sinh khi thấy các triệu chứng không còn. Đồng thời sau khi hết thuốc (khoảng 3-7 ngày) người bệnh cần chủ động tái khám để bác sĩ biết được chính xác mức độ tiến triển của bệnh và đưa ra hướng xử lý tiếp theo.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà dưới đây để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và thu được kết quả tốt.
- Duy trì thói quen uống đủ 2l nước mỗi ngày để tăng lượng nước tiểu, dễ dàng đào thải vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, dứa.
- Thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, trứng…
- Cần tránh tắm bồn vì có thể lây nhiễm nhiều vi khuẩn có hại hơn. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn tắm bằng vòi hoa sen.
- Lựa chọn quần lót có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn khô ráo.
- Không nên nhịn tiểu lâu.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách trước và sau khi quan hệ.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ mỗi ngày: Không thụt rửa âm đạo thường xuyên, chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh có nồng độ pH phù hợp. Ngoài ra, khi vệ sinh xong nên dùng khăn sạch lau nhẹ từ trước ra sau.
- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ chung thủy, và nên sủ dụng các biện pháp đảm bảo an toàn khi giao hợp.
Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?”. Bên cạnh đó nếu cần giải đáp những băn khoăn về các bệnh lý nam khoa, phụ khoa bạn hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0906.668.152 để được các bác sĩ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
