[Giải đáp] Viêm nhiễm phụ khoa có thai được không?
Ngày đăng: 13.04.2023
Nhiều chị em bị viêm nhiễm phụ khoa có ý định mang thai đều đắn đo không biết viêm nhiễm phụ khoa có thai được không?” Để giải đáp những trăn trở của chị em, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội xin trích lời chia sẻ của bác sĩ Tạ Hồng Duyên – người có nhiều năm công tác tại khoa sản các bệnh viện lớn. Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây!
Viêm nhiễm phụ khoa có thai được không?
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý mà hầu hết chị em đều mắc phải một lần trong đời. Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe sinh sản của nữ giới. Biểu hiện thường thấy nhất của các bệnh phụ khoa là khí hư có màu và mùi lạ, rối loạn kinh nguyệt, âm đạo xuất huyết. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm nhiễm là do quan hệ không lành mạnh, vệ sinh vùng kín sai cách, thực hiện các thủ thuật ngoại khoa hay thay đổi nội tiết tố.
Đặc biệt phụ nữ có bầu là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Vì khi mang thai, âm đạo của mẹ bầu luôn ẩm ướt, tiết dịch nhiều. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có hại tồn tại sẵn trong âm đạo kết hợp với nấm, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công và gây bệnh. Bên cạnh đó, sức đề kháng của thai phụ thường yếu hơn người bình thường nên khả năng nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm cũng cao hơn.
Viêm nhiễm phụ khoa mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại nhiều hệ lụy nếu không được điều trị kịp thời, một trong số đó là vấn đề mang thai. Vậy viêm nhiễm phụ khoa có thai được không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ sản phụ khoa, phụ nữ khi bị viêm nhiễm phụ khoa vẫn có thể mang thai được tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai vẫn sẽ thấp hơn bình thường bởi một số nguyên nhân dưới đây:
- Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ khiến âm đạo tiết nhiều dịch hơn. Dịch âm đạo cũng đặc hơn bình thường, do đó sẽ làm tinh trùng khó di chuyển hoặc bị chết ở trong tử cung. Vì vậy, khả năng trứng thụ tinh rất thấp.
- Viêm nhiễm phụ khoa khiến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bị gián đoạn và khó tính được ngày rụng trứng để quan hệ.
- Phụ nữ khi bị viêm phụ khoa sẽ bị đau rát khi quan hệ, bên cạnh đó vùng kín có mùi cũng làm chị em tự ti, không mặn mà với bạn đời; ham muốn tình dục giảm sút nên ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như tắc vòi trứng, tắc buồng trứng… Những hiện tượng này cũng làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
Ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa đến thai kỳ
Viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn có thể mang thai mặc dù tỉ lệ không cao. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến khích chị em điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm trước rồi tính đến việc mang bầu. Bởi nếu mang thai trong thời điểm bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ có nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ tăng khả năng sinh non, sảy thai. Bé sinh ra thường còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp, viêm da hoặc chậm phát triển trí não nếu mẹ sinh thường.
- Đối với nữ giới mắc các bệnh liên quan đến tử cung sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
Xem thêm: Que thử viêm nhiễm phụ khoa: Cơ chế hoạt động và cách sử dụng
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu
Khi thấy những triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa thai phụ cần đi khám kịp thời và được chẩn đoán bệnh sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào:
- Tình trạng thai nghén
- Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa, các bệnh lý lây qua đường quan hệ tình dục hay các bệnh phụ khoa đã từng điều trị.
- Bác sĩ kiến hành khám phụ khoa để kiểm tra tầng sinh môn, đánh giá âm đạo, cổ tử cung hoặc có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm dịch âm đạo cần thiết.
Sau khi có kết quả chính xác về tình trạng viêm các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo
Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo thường được chỉ định sử dụng thuốc đặt thay thế cho các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Thuốc đặt điều trị viêm, nấm cho mẹ bầu phải đảm bảo có tác dụng tại chỗ, giảm nguy cơ lây lan của bệnh đồng thời đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
- Nhóm thuốc Imidazol: Đây là nhóm thuốc đặt có tác dụng tại chỗ được các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo dùng cho bà bầu. Các loại thuốc thuộc nhóm Imidazol thường ở dạng bào chế và có độ an toàn cao. Thời gian điều trị với nhóm Imidazol kéo dài từ 7-14 ngày.
- Thuốc Fluconazol: Những loại thuốc nằm trong nhóm Fluconazol thường được sử dụng theo đường uống nên khá tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, loại thuốc này bắt buộc phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, thai dị tật bẩm sinh.
- Thuốc Vageston: Đây được coi là loại thuốc đặt viêm phụ khoa an toàn nhất cho mẹ bầu hiện nay. Thành phần chính của thuốc Vageston là progesterone tự nhiên – loạI hormone thường được dùng để dự phòng các cơn gò khi chuyển dạ.
Mỗi nhóm thuốc đặt viêm phụ khoa sẽ có đặt tính và thành phần khác nhau. Vì thể để tránh xảy ra những tác động xấu đến mẹ và thai nhi, thai phụ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài.
Sử dụng các biện pháp dân gian
Các biện pháp dân gian không tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì thế chị em chỉ nên kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp dân gian chị em có thể áp dụng là sử dụng lá trầu không, lá trà xanh, muối tinh…
Tuy nhiên những phương pháp này chỉ là truyền miệng nên trong quá trình áp dụng cần chú ý xem có phù hợp với cơ thể không, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe chị em nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và thực hiện theo chương trình điều trị của bác sĩ.
Xem thêm:
- Khám chữa viêm nhiễm phụ khoa ở đâu?
- Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai khỏi nhanh chóng
Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai
Do sự thay đổi của nội tiết tố nên mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Để giảm ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ có thể áp dụng những biện pháp trong tránh dưới đây:
- Bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày vì trong tỏi có nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa.
- Thường xuyên sử dụng sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại những tác nhân gây bệnh.
- Nếu mẹ bầu có ý định dùng men vi sinh thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại phù hợp cũng như cách sử dụng khoa học.
- Nếu chị em bị viêm nhiễm phụ cần kiêng quan hệ tình dục đến khi điều trị dứt điểm.
- Luôn đảm bảo vùng kín thông thoáng, sạch sẽ. Sử dụng quần lót có đáy cotton, thấm hút tốt.
- Không tùy tiện áo dụng các mẹo chữa viêm phụ khoa tại nhà khi chưa được kiểm chứng.
- Mẹ không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm các nguồn vi khuẩn khác.
- Không tự mua thuốc về nhà điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một số loại thuốc thích hợp với người bình thường nhưng không dùng dược cho mẹ bầu.
- Hạn chế sử dụng đồ ngọt vì sẽ khiến âm đạo tăng bài tiết dẫn đến vùng kín luôn ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Chị em nên dùng dung dịch vệ sinh với các thành phần từ thiên nhiên để làm sạch vùng kín nhẹ nhàng sau đó dùng khăn lông mềm lau từ trước ra sau. Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo .
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hằng ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu dễ gây cảm giác bí bách tại vùng kín.
- Theo dõi thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường.
Xem thêm: [Giải đáp] Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Với những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc “viêm nhiễm phụ khoa có thai không?” cũng như biết được phòng tránh và điều trị viêm nhiễm trong thai kỳ như thế nào. Nếu còn thắc mắc về sức khỏe sinh sản, bạn có thể liên hệ ngay đến HOTLINE: 0906.668.152 để được hỗ trợ.