[Giải đáp] Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Ngày đăng: 12.04.2023
“Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?”. Đây là câu hỏi phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Thấu hiểu những lo lắng và thắc mắc của chị em, bác sĩ Tạ Hồng Duyên – người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh vấn đề này. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây để cập nhật những thông tin sức khỏe sinh sản hữu ích.
1. Trễ kinh thường do những nguyên nhân nào?
Trước khi tìm hiểu viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không, chị em cần hiểu tình trạng chậm kinh.
Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nằm trong khoảng từ 28 đến 32 ngày hoặc sớm/trễ hơn 1-2 ngày. Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày thì chắc chắn chị em đã bị trễ kinh. Việc này là sự thông báo những thay đổi của cơ thể mà nữ giới cần chú ý.
Tình trạng chậm kinh không phải hiếm gặp đặc biệt đối với bé gái đang trong giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh. Đối với nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản gặp phải hiện tượng chậm kinh thì cần gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn.
Những nguyên nhân gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản có thể là:
- Mang thai: Chậm kinh là dấu hiệu điển hình của phụ nữ khi mới mang thai. Với những người đã từng quan hệ tình dục cần theo dõi sức khỏe để có kế hoạch chăm sóc mẹ và bé thích hợp.
- Sức khỏe yếu: Thể trạng không đảm bảo duy trì công việc và cuộc sống hằng ngày khiến nhiều chị em rơi vào trạng thái uể oải, xanh xao và cũng có thể làm gián đoạn ngày đèn đỏ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu phụ nữ đang sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài như thuốc chống trầm cảm, thuốc cân bằng nội tiết tốt, thuốc giảm ảnh hưởng của hóa trị, thuốc tránh thai… thì cũng rất dễ gặp phải tình trạng chậm kinh.
- Căng thẳng, áp lực: Tâm lý nặng nề, không thoải mái ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng của cơ thể, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng giảm cân quá đà: Cân nặng thay đổi thất thường dẫn đến nội tiết tố thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi cũng sẽ dẫn tới hiện tượng trễ kinh.
- Bệnh lý phụ khoa: Như viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang.
- Những bệnh tuyến giáp.
- Tuổi mãn kinh đến sớm.
Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Những điều bạn nhất định phải biết
2. Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Từ những nguyên nhân gây ra trễ kinh ở trên có thể thấy, viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh. Cụ thể, những ảnh hưởng mà bệnh lý phụ khoa đối với chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng điều tiết nội tiết tố: Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tái diễn nhiều lần, thậm chí viêm ngược dòng tới những cơ quan có chức năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Từ đây chu kỳ kinh nguyệt của chị em cũng sẽ bị gián đoạn. Ngoài ra, các vết viêm cũng có thể lan sang buồng trứng làm giảm khả năng phóng noãn. Do đó, chị em sẽ đối mặt với tình trạng chậm kinh hoặc bế kinh trong thời gian dài.
- Quá trình bong niêm mạc khó khăn: Viêm nhiễm phụ khoa có thể lan sâu vào trong gây tổn thương cho tử cung và vòi trứng. Vết viêm nhiễm tồn tại trong tử cung lâu ngày sẽ làm lớp niêm mạc dày lên, quá trình làm bong niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khó khăn hơn. Vì thế, chị em rất dễ bị chậm kinh.
- Ảnh hưởng tâm lý: Khi mắc các bệnh phụ khoa, tâm lý chung của nhiều chị em là lo lắng, tự ti. Những yếu tố tâm lý tiêu cực sẽ tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến nó dài hơn bình thường.
Xem thêm: Tại sao nữ giới dễ bị viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì?
3. Chậm kinh do viêm nhiễm phụ khoa có biểu hiện gì?
Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh đồng thời gia tăng tỉ lệ vô sinh ở nữ giới. Vì vi khuẩn, nấm tồn tại trong âm đạo sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng và làm giảm khả năng thụ thai. Do đó chị em không nên chủ quan khi thấy những biểu hiện dưới đây.
- Bế kinh trong thời gian dài kèm theo khí hư có màu lạ như trắng đục, xanh, vàng cùng với mùi hôi tanh rất nồng.
- Bụng dưới xuất hiện các cơn đau buốt vài giờ liên tục thậm chí trong vài ngày dù không có kinh nguyệt.
- Vùng kín ngứa ngáy, đỏ rát, xung quanh môi âm hộ có các đốm mụn li ti màu đỏ.
- Trường hợp quá 35 ngày bạn mới có kinh nhưng kinh nguyệt lại có màu nâu đen, nhiều cục máu đông, mùi hôi.
Để hạn chế những ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa lên chu kỳ kinh nguyệt, chị em khi thấy những dấu hiệu bất thường cần thăm khám bác sĩ càng sớm, càng tốt.
Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
4. Cần làm gì khi bị trễ kinh do viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa làm chậm kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của nữ giới. Vì thế trễ kinh do viêm nhiễm phụ khoa cần sớm được xử lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
- Khi phát hiện chậm kinh do viêm nhiễm phụ khoa chị em nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra để xác định chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Chị em cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà vì có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn cũng như không đem lại kết quả như ý.
- Kết hợp sử dụng thuốc và lối sống khoa học để đẩy nhanh quá trình điều trị và giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả
5. Lưu ý trong quá trình điều trị trễ kinh do viêm nhiễm phụ khoa
Một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trị liệu diễn ra nhanh chóng, kết quả thu được cũng rất mỹ mạn. Chị em nên duy trì những thói quen dưới đây để giải quyết tình trạng trễ kinh do viêm nhiễm phụ khoa tốt nhất.
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp cơ thể bạn đào thải độc tố ra ngoài đồng thời nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, dễ dàng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng từ 1-2 lần 1 ngày.
- Thường xuyên thay quần lót khi thấy có dấu hiệu ẩm ướt.
- Sử dụng quần lót có đáy cotton với khả năng thấm hút mồ hôi và chất lỏng tốt. Không nên sử dụng các loại lần có chứa quá nhiều nilon, quá bó sát vì sẽ gây cảm giác bí bách, ẩm ướt.
- Không thụt rửa âm đạo vì có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn tồn tại bên trong.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh có nồng độ pH tương đương với nồng độ pH ở âm đạo như dung dịch vệ sinh chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên. Không nên dùng sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ trong quá trình điều trị.
- Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để cơ thể luôn tràn đầy sức sống.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng vì có thể dẫn tới nhờn thuốc.
- Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi vào các bữa ăn hàng ngày. Trong bữa ăn nên đa dạng hóa thực phẩm ở các nhóm dinh dưỡng khác nhau.
- Trường hợp chị em bị thừa cân, béo phì thì nên tham khảo chế độ giảm cân khỏe mạnh, an toàn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi từ từ với sự thay đổi cân nặng nhằm hạn chế những bất thường trong việc điều hòa nội tiết tốt.
- Kiêng quan hệ tình dục đến khi được bác sĩ cho phép. Trong trường hợp quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su cho cả nam và nữ.
Xem thêm:
- Viêm nhiễm phụ khoa có quan hệ được không? Rủi ro là gì?
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa: Cơ chế hoạt động và cách sử dụng
Với những thông tin ở trên, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?” đồng thời biết được cách nhận biết và điều trị hiệu quả. Tuy trễ kinh không phải hiện tượng nghiêm trọng nhưng nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bạn. Do đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân trễ kinh do các bệnh lý phụ khoa thì hãy gọi ngay đến HOTLINE: 0906.668.152 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất.