Viêm niệu đạo: Tổng quan về bệnh
Ngày đăng: 31.03.2023
Viêm niệu đạo là bệnh lý viêm nhiễm phổ biến ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn chưa thực sự hiểu biết hết về bệnh lý này, cũng như những tác hại của nó đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân. Thông qua bài viết này, bác sĩ Lê Văn Hốt – CKC II ngoại tiết niệu cùng với bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – bác sĩ CKC I Sản Phụ khoa sẽ giải đáp hết những vấn đề xung quanh căn bệnh này.
1. Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo hoặc còn gọi là nhiễm trùng niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo. Niệu đạo là một ống dài nối từ bàng quan ra lỗ tiểu (còn gọi là lỗ sáo). Tác dụng của nó là tạo thành đường dẫn đưa nước tiểu từ bàng quang đến lỗ tiểu, từ đó nước tiểu được đưa ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo còn kiêm thêm chức năng dẫn tinh dịch ra ngoài.
Viêm nhiễm niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, nhưng tỷ lệ bị mắc cao nhất nằm trong độ tuổi 20 – 24 tuổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn, virus, bụi bẩn… xâm nhập vào niệu đạo gây ra, đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh chủ yếu thông qua lỗ tiểu rồi đi đến niệu đạo. Các bác sĩ chuyên khoa chia bệnh ra thành 2 nhóm:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu: nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo do lậu cầu là vi khuẩn lậu. Lậu cầu khuẩn xâm nhập vào niệu đạo khi quan hệ tình dục, gây viêm nhiễm niệu đạo và bệnh lậu. Ngoài ra, bệnh còn do các tác nhân khác như nội bào, vi khuẩn gram âm gây ra.
- Viêm niệu đạo không do lậu cầu: có tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn chlamydia trachomatis chứ không phải do vi khuẩn lậu. Các tác nhân gây bệnh khác ít phổ biến hơn là virus Herpes simplex, ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis…
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị viêm nhiễm niệu đạo không liên quan đến những tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Các trường hợp này thường là: chấn thương niệu đạo, các thủ thuật liên quan đến đường tiểu (trong đó có niệu đạo) như đặt thông tiểu, nội soi bàng quang…
2.1. Yếu tố nguy cơ gây viêm niệu đạo.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm nhiễm niệu đạo ở cả nam và nữ:
-
Quan hệ tình dục không an toàn:
Đây là yếu tố hàng đầu gây ra viêm niệu đạo, do nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Lậu và Chlamydia – 2 loại vi khuẩn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Khi quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào niệu đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, chúng cũng khiến người bệnh mắc bệnh xã hội (Lậu hoặc Chlamydia)
-
Sinh hoạt tình dục bừa bãi:
Người có nhiều mối quan hệ tình dục như bạn tình, tình một đêm hoặc thường xuyên quan hệ với gái mại dâm sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia hoặc khuẩn cầu lậu. Việc đeo bao cao su vẫn có tỷ lệ thấp mắc các diện bệnh xã hội, giống như trường hợp dù đã đeo bao cao su nhưng vẫn thụ thai được vậy.
Đặc biệt hơn, người sinh hoạt tình dục bừa bãi cũng có tỷ lệ cao mắc đồng thời cả hai loại bệnh viêm niệu đạo là viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn và viêm niệu đạo không do lậu cầu khuẩn.
-
Vệ sinh vùng kín không đúng cách:
Lỗ sáo hay lỗ tiểu ở bộ phận sinh dục là nơi để nước tiểu và tinh dịch (đối với nam giới) từ niệu đạo ra bên ngoài cơ thể. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ lỗ sáo sẽ khiến vi khuẩn có thể tích tụ và phát triển. Khi chúng xâm nhập vào niệu đạo thông qua lỗ sáo sẽ gây ra viêm niệu đạo cũng như các bệnh lý sinh dục khác.
Lưu ý: việc vệ sinh bộ phận sinh dục nói chung hoặc lỗ sáo nói riêng phải được thực hiện một cách vô cùng cẩn thận và nhẹ nhàng, bởi nếu làm mạnh bạo hoặc thụt rửa sâu (đối với nữ giới) sẽ gây ra các tác dụng phụ, có thể gây viêm niệu đạo.
-
Kích ứng với chất hóa học:
Khi sử dụng sữa tắm, xà phòng, sữa dưỡng thể…có chứa nhiều chất hóa học gây kích ứng có thể khiến người dùng tạm thời bị viêm niệu đạo. Với một số trường hợp hiếm hơn, yếu tố gây viêm niệu đạo là chất diệt tinh trùng trong bao cao su, gel bôi trơn…
Đối với trường hợp này, bạn cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây kích ứng để hạn chế tiếp xúc tối đa với chúng.
-
Các nguyên nhân vật lý:
Các chấn thương vật lý ở dương vật hoặc các thủ tục ý tế có tác động đến vị trí này như: đặt ống thông tiểu, nong niệu đạo, tán sỏi bàng quang… cũng là một tác nhân gây viêm niệu đạo.
Việc quan hệ tình dục hoặc thủ dâm quá mạnh bạo cũng dẫn đến những tác động xấu gây tổn thương cho dương vật, viêm nhiễm niệu đạo.
-
Nhịn tiểu:
Ở những người bất tiện trong sinh hoạt hoặc có thói quen nhịn tiểu sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang, gây viêm niệu đạo và các bệnh lý đường tiết niệu khác.
3. Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh ở hai giới tính này có nhiều điểm khác nhau. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, viêm niệu đạo ở nam giới có triệu chứng rõ ràng hơn hẳn so với viêm niệu đạo ở nữ giới.
3.1. Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới
Dưới đây là một số triệu chứng của viêm nhiễm niệu đạo ở nam giới, do bác sĩ Hốt nghiên cứu và tổng hợp lại:
- Tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt: nam giới không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu, dẫn đến són nước tiểu ra ngoài trong vô thức. Việc đi tiểu cũng khó khăn hơn khi thường xuyên cảm thấy đau buốt, bỏng rát ở dương vật khi tiểu tiện, thậm chí là có máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu có màu đục, mùi tanh, lẫn theo mủ: nước tiểu có màu đục, mùi tanh vì trong nước tiểu có lẫn theo mủ chảy ra từ niệu đạo. Khi dùng mắt thường nhìn vào nước tiểu, người bệnh sẽ thấy những chất liti giống như cặn, đó là mủ còn sót lại.
- Dương vật chảy dịch: Dương vật của nam giới tự động tiết dịch, có màu sắc rất đa dạng dựa trên tác nhân gây bệnh. Nếu tác nhân là vi khuẩn lậu, dịch sẽ có màu vàng hoặc xanh, mùi khá tanh. Nếu tác nhân là vi khuẩn Chlamydia thì dịch sẽ có màu trắng, mùi hôi.
- Đau nhức dương vật, ngứa ngáy vùng kín: do vị trí của niệu đạo ở gần với đường sinh dục nên khi viêm niệu đạo cũng sẽ kéo theo viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là viêm dương vật. Khi đó, nam giới sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ở dương vật, đồng thời cũng thường xuyên cảm thấy “cậu nhỏ” sưng tấy và đau đớn, cảm giác đau này sẽ tăng lên khi dương vật cương cứng.
- Đau khi quan hệ: Khi bị viêm nhiễm niệu đạo, nam giới sẽ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh – giống với khi đi tiểu, nam giới sẽ thấy đau buốt, bỏng rát khi xuất tinh. Dần dần sẽ khiến nam giới chán nản và xa lánh chuyện tình dục.
3.2. Biểu hiện viêm niệu đạo ở nữ giới
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, Một số biểu hiện thường thấy khi nữ giới bị viêm niệu đạo là:
-
- Tiểu liên tục, tiểu buốt, tiểu rát: chị em sẽ cảm thấy cần phải đi tiểu liên tục, kèm theo đó là mỗi lần đi tiểu vô cùng khó khăn, có cảm giác buốt và rát mỗi khi tiểu tiện.
- Tiết dịch âm đạo bất thường: tăng tiết dịch âm đạo ở nữ giới, dịch tiết ra loãng, có mùi tanh.
- Ngứa ngáy vùng kín: do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới cũng giống với nam giới – đều ở gần đường sinh dục. Do đó, khi bị viêm niệu đạo, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ cao bị viêm âm đạo. Vùng kín của chị em khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa như kim chích, thậm chí là xuất huyết nhẹ.
- Lỗ niệu đạo nữ bị sưng: nữ giới bị nhiễm trùng niệu đạo có dấu hiệu sưng đỏ vùng lỗ niệu đạo kèm theo chất dịch nhầy chảy ra. Đôi khi vị trí sưng đỏ sẽ chảy mủ nhầy nhớt và gây đau cho nữ giới. Cảm giác đau sẽ ra tăng khi nữ giới mặc quần lót hoặc quần ngoài chật, khiến lỗ niệu đạo cọ sát vào lớp vải.
- Rối loạn kinh nguyệt: rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện thường thấy khi nữ giới gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, trong đó có nhiễm trùng niệu đạo. Khi bị bệnh, nữ giới sẽ gặp một số triệu chứng khác như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…
- Các triệu chứng khác: ngoài các triệu chứng trên, nữ giới sẽ gặp phải một số vấn đề khác như cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bản thân.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm nhiễm niệu đạo
Viêm nhiễm niệu đạo là bệnh có thể chữa trị khỏi, tuy nhiên nếu người bệnh trì hoãn điều trị hoặc chữa trị bệnh không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Tiến triển thành viêm niệu đạo mãn tính: ở giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ để lại các biến chứng như hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn… dẫn đến vô sinh ở nam giới.
- Vi khuẩn/vi rút lây lan nhanh: tác nhân gây viêm nhiễm nếu không được điều trị sẽ lây lan sang các cơ quan khác trong hệ tiết niệu như bàng quang, thận và làm suy giảm chức năng của những bộ phận này.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm vùng chậu ở nữ giới (PID): đây là biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm mẹ của phụ nữ. Khi bị viêm vùng chậu, nếu nữ giới mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn do tắc ống dẫn chứng. Theo thống kê, cứ 10 người phụ nữ bị viêm vùng chậu thì có 1 người sẽ bị vô sinh.
5. Nên làm gì khi bị viêm niệu đạo?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên quá hoảng loạn khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh. Hãy giữ cho bản thân thật bình tĩnh và đi thăm khám sớm nhất có thế. Tuyệt đối không được kéo dài thời gian khám bệnh, khiến bệnh nặng hơn và để lại nhiều hậu quả xấu cho cơ thể.
5.1. Chẩn đoán viêm nhiễm niệu đạo
Khi đến khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn dựa trên kết quả khám lâm sàng và khám cận lâm sàng. Cụ thể:
- Khám lâm sáng:
- Là bước đầu tiên trong mọi quy trình khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi liên quan đến nguyên nhân nhiễm bệnh (tiền sử quan hệ tình dục, thời gian nghi ngờ nhiễm bệnh, tác nhân gây bệnh – viêm sau khi dùng dung dịch vệ sinh mới mua, mặc chung đồ dùng…)
- Kiểm tra các bộ phận sinh dục bằng mắt thường như âm đạo, môi lớn, môi bé, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, thừng tinh, các hạch bẹn…
- Tìm các tổn thương trên phần da ở vùng kín để tìm các dấu hiệu tổn thương do các bệnh lý lây qua đường sinh dục khác gây ra như Herpes, giang mai, HPV…
- Khám cận lâm sàng: hay còn có thể gọi là xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám lâm sàng để chỉ định làm các xét nghiệm phù hợp.
- Các xét nghiệm cơ bản đối là soi tươi, nhuộm gram hoặc PCR dịch niệu đạo tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Nếu có các dấu hiệu của bệnh xã hội, bạn cũng phải làm xét nghiệm kiểm tra giang mai, viêm gan siêu vi B, C, HIV…
5.2. Điều trị viêm niệu đạo
Dựa trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị thuốc đông y hoặc tây y. Thuốc có các tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc tây y được đánh giá là hiệu quả nhanh nhưng không dùng được lâu dài. Trong thuốc cũng có chứa nhiều hợp chất khác nhau nên người bệnh có thể bị bị kích ứng với các thành phần của thuốc.
- Ngược lại, thuốc đông y được đánh giá là an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả và mức độ an toàn của thuốc đông y phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của thầy thuốc.
Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng, xét nghiệm cho thấy tình trạng viêm đã vào giai đoạn mãn tính, viêm lan sang các bộ phận khác, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp hiện đại, tân tiến như laser, vi sóng, quang phổ… để điều trị bệnh.
Với các trường hợp kèm theo bệnh xã hội, người bệnh bị nhiễm viêm nhiễm niệu đạo sẽ có tỷ lệ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bởi tác nhân gây viêm nhiễm niệu đạo phổ biến là khuẩn cầu lậu và Chlamydia. Nếu xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp điều trị bệnh xã hội tùy thuộc vào diện bệnh mà bệnh nhân mắc phải.
Chỉ khi điều trị dứt điểm viêm nhiễm và các bệnh xã hội kèm theo (nếu có), sức khỏe của bạn mới được đảm bảo. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên làm theo các hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để tránh bệnh tái phát.
6. Cách phòng ngừa viêm niệu đạo hiệu quả
Dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, giúp bạn phòng tránh viêm nhiễm niệu đạo:
- Khám định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo an toàn, sớm phát hiện nhiễm trùng tiểu để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu người bệnh có tiền sử mắc nhiễm trùng niệu đạo hoặc các bệnh liên quan đến thận thì nên khám thường xuyên hơn.
- Có một đời sống tình dục lành mạnh. Không quan hệ với nhiều bạn tình, gái mại dâm. Chung thủy với một người duy nhất với điều kiện người đó không quan hệ với nhiều người khác.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có viêm nhiễm niệu đạo.
- Đảm bảo uống đủ lượng 2 – 2,5l nước mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, từ đó tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
- Nếu đã uống đủ nước mỗi ngày, việc tiếp theo bạn nên làm là đi tiểu đúng lúc và không được nhịn tiểu trong thời gian dài. Nhịn tiểu trong thời gian dài vừa làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở niệu đạo, vừa gây áp lực lên thận.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục mỗi khi tắm, khi vệ sinh phải làm thật nhẹ nhàng, không được mạnh bạo. Nếu là nữ giới, tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
- Nên lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, xà phòng có nhẹ, không có tính tẩy rửa quá mạnh. Tốt nhất, trước khi sử dụng những sản phẩm này, nên thoa nhẹ lên bàn tay để xem da có bị kích ứng không.
Nếu bạn bị viêm niệu đạo, hãy đến phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội tại 152 Xã Đàn – Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội để được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Kết hợp với hệ thống xét nghiệm tân tiến, phương pháp điều trị hiện đại sẽ giúp quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi, an toàn, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Để đặt lịch hẹn khám, bạn có thể bấm gọi HOTLINE hoặc đăng ký khám trực tiếp [TẠI ĐÂY]. Khi đã đăng ký khám, bạn sẽ được ưu tiên sắp xếp thời gian khám phù hợp với yêu cầu của mình, không phải chờ đợi hoặc xếp hàng lâu khi đến khám.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm các kiến thức hữu ích về viêm niệu đạo. Nếu còn có những thắc mắc cần được giải đáp, bạn chỉ cần nhấn vào khung chat phía dưới và để lại câu hỏi, sẽ có bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất.