Tinh hoàn ẩn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Ngày đăng: 14.04.2023
Tinh hoàn ẩn hay còn được gọi là vắng tinh hoàn, đây là bệnh lý bẩm sinh có nguy cơ vô sinh cao ở nam giới. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là điều cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Hãy cùng bác sĩ Lê Văn Hốt – Chuyên khoa Nam học đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý tinh hoàn ẩn ở trẻ em và nam giới trưởng thành trong bài viết dưới đây.
- Tìm hiểu tinh hoàn ẩn là gì?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn
- Đối tượng dễ mắc ẩn tinh hoàn
- Dấu hiệu nhận biết bệnh ẩn tinh hoàn ở các bé trai
- Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán bệnh tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em
- Phương pháp điều trị ẩn tinh hoàn được áp dụng phổ biến hiện nay
- Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
- Điều trị hiếm muộn cho những người bị tinh hoàn ẩn
- Phòng ngừa ẩn tinh hoàn ở trẻ em bằng cách nào?
- Khám tinh hoàn ẩn ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Tìm hiểu tinh hoàn ẩn là gì?
Trong thời kỳ bào thai, hai tinh hoàn của các bé trai sẽ ở vị trí phía sau sát hai bên thận. Sau khi thai nhi được 8 tháng tuổi, hai tinh hoàn sẽ tự động di chuyển từ bụng xuống bẹn rồi vào bìu trước khi chào đời. Ẩn tinh hoàn là tình trạng các bé trai khi sinh ra bị một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà ẩn ở bụng, ống bẹn hoặc chỉ xuống bìu một phần.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ ẩn tinh hoàn ở các bé trai chiếm từ 3 – 4%, thường gặp ở những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân và sinh đôi. Tinh hoàn có thể ẩn 1 bên hoặc ẩn cả 2 bên. Nhiều trường hợp tinh hoàn sẽ tiếp tục di chuyển xuống bìu sau đẻ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp không cải thiện, cần được thăm khám và can thiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy, những bé trai có tinh hoàn ẩn thường có đường kính ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cao hơn so với em bé bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh như xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, vô sinh, thậm chí là ung thư hóa tinh hoàn.
Lưu ý: Tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Những trường hợp tinh hoàn bị lạc vẫn đảm bảo được kích thước và chức năng sinh sản bình thường.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn
Trong quá trình di chuyển, tinh hoàn sẽ phải chịu nhiều sự tác động của nhiều yếu tố. Khi các yếu tố này gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng ẩn tinh hoàn, cụ thể như sau:
- Rối loạn tuyến sinh dục, tuyến yên, trục hạ đồi: Đây là tình trạng suy tuyến yên dẫn đến hiện tượng thiếu gonadotropin khiến tinh hoàn bị ẩn và dương vật bị nhỏ hơn so với bình thường.
- Gặp vấn đề tổng hợp testosterone: Người bệnh bị thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase khiến tinh hoàn không phát triển và không di chuyển về vị trí quy định.
- Giảm khả năng cảm nhận androgen: Những bé trai bị giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, trong đó có sự di chuyển của tinh hoàn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi mang thai, mẹ bầu sử dụng quá nhiều thành phần diethylstilbestrol hoặc các loại thuốc kháng androgen sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tinh hoàn ẩn cho thai nhi.
- Dây chằng tinh hoàn bìu gặp bất thường: Những trường hợp này sẽ khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển và không thể xuống đến bìu.
Ngoài ra, những yếu tố cơ học như cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng bẹn là những nguyên nhân gây ra tình trạng ẩn tinh hoàn ở các bé trai. Để xác định chính xác nguyên nhân, cha mẹ cần đưa bé thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hội chẩn chính xác nhất.
Đối tượng dễ mắc ẩn tinh hoàn
Bé trai nào cũng có nguy cơ bị bệnh tinh hoàn ẩn, dưới đây là một số đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn:
- Những trẻ sơ sinh đẻ non, có mức cân nặng dưới 0,9 kg.
- Ẩn tinh hoàn xảy ra ở 3% trẻ sinh đủ tháng và 30% đối với những trẻ sinh non.
- Gia đình có người đã từng bị bệnh này hoặc các vấn đề khác liên quan đến cơ quan sinh dục.
- Thai nhi mắc phải hội chứng Down hay những trường hợp bị khiếm khuyết vùng bụng.
- Người mẹ khi mang thai lạm dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc bị béo phì, tiểu đường thai kỳ
- Bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu và các bức xạ điện tử.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ẩn tinh hoàn ở các bé trai
Ẩn tinh hoàn được phân thành hai dạng: Sờ được và không sờ được. Trong đó, có khoảng 80% tinh hoàn bị ẩn không thể sờ thấy được. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt được thông qua việc quan sát túi bìu xem có cân đối hay không kèm theo các dấu hiệu sau đây:
- Sờ bìu không thấy tinh hoàn trong khi ống bẹn lại có khối u nhỏ nổi lên.
- Bìu có dấu hiệu teo nhỏ, kém phát triển hơn so với những người bình thường.
- Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn, dùng tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại trở về vị trí ban đầu
- Tinh hoàn ẩn thường nằm trong bụng, ống bẹn, lỗ bẹn sâu và lỗ bẹn nông.
Những dấu hiệu này cha mẹ có thể tự nhận biết bằng việc quan sát và sờ vào bìu của em bé. Khi thấy những dấu hiệu bất thường cần thăm khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?
Bìu là bộ phận có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, trường hợp tinh hoàn bị ẩn ở vùng bụng tinh hoàn khó có thể phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Điều này ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản, thậm chí là không có khả năng sinh con trong tương lai.
Trong trường hợp tinh hoàn ẩn một bên ở ống bẹn thì trẻ vẫn có thể sinh con bình thường. Nhưng nếu bé trai bị ẩn cả hai bên ở ống bẹn thì nguy cơ vô sinh là rất cao. Tình trạng này không được phẫu thuật sau 5 tuổi thì tỷ lệ vô sinh là rất cao có thể lên đến 75%, bên cạnh đó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Xoắn tinh hoàn: Tình trạng này khá phổ biến do tinh hoàn không nằm đúng vị trí gây ra các triệu chứng như sưng đau vùng bẹn đột ngột, vùng da ở bìu sẫm đỏ có nếp nhăn. Khi không được thăm khám và cấp cứu kịp thời có thể khiến tinh hoàn bị hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ.
- Hình thành khối u ác tính: Những trường hợp tinh hoàn bị ẩn trong ổ bụng nếu không được điều trị sẽ chuyển biến thành các khối u ác tính, rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
- Chấn thương tinh hoàn: Tinh hoàn không nằm trong da bìu sẽ không được bảo vệ và có thể bị tổn thương do các tác động từ bộ phận khác trên cơ thể.
- Thoát vị bẹn: Trường hợp ẩn tinh hoàn ở bẹn sẽ tạo ra khe hở ở vùng bụng và ống bẹn làm tăng nguy cơ khiến bé bị thoát vị bẹn.
Chẩn đoán bệnh tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ em
Để chẩn đoán chính xác bệnh tinh hoàn ẩn, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định một số phương pháp sau đây:
- Siêu âm hoặc nội soi ổ bụng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng sóng siêu âm, giúp bác sĩ quan sát và xác định vị trí của tinh hoàn bị ẩn trong ổ bụng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp phát hiện sớm sự bất thường khác của tinh hoàn như vôi hóa nhu mô tinh hoàn, u tinh hoàn…
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Một số trường hợp giới tính không xác định thường được chỉ định phương pháp này.
- Các xét nghiệm khác bao gồm: P, β-HCG, LDH được chỉ định khi có nghi ngờ có khối u ác tính.
Phương pháp điều trị ẩn tinh hoàn được áp dụng phổ biến hiện nay
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng tinh hoàn bị ẩn cần được phát hiện và điều trị trước 18 tháng tuổi, đây là thời điểm “vàng” mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Đây là một phẫu thuật bảo tồn nên yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, độ chính xác cao, có khả năng phân tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để giúp nó di chuyển vào bìu.
Sau khi phẫu thuật, khả năng hồi phục của chức năng sinh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
- Điều trị từ 1 – 2 tuổi: Tỷ lệ thành công cao đến 90% bệnh nhân.
- Điều trị từ 2 – 3 tuổi: Tỷ lệ thành công chỉ chiếm đến 50% bệnh nhân.
- Điều trị từ 5 – 8 tuổi: Tỷ lệ thành công chỉ chiếm đến 40% bệnh nhân.
- Điều trị sau 15 tuổi: Tỷ lệ thành công chỉ còn dưới 15%.
Đối với nam giới trưởng thành, khi phát hiện tinh hoàn bị ẩn cần phải thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt. Trong trường hợp tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì cần can thiệp sớm kết hợp với cân bằng nội tiết tố. Nếu tinh hoàn bị ung thư thì cần thực hiện cắt bỏ, nạo vét kết hợp với phương pháp điều trị ung thư để tránh tế bào ác tính lây lan và phát triển sang các bộ phận khác.
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hỗ trợ điều trị cho bé. Để có thể giúp bé mau khỏi bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng, bố mẹ cần nắm được cách chăm sóc bé sau phẫu thuật:
- Trong 2 ngày đầu không tắm rửa cho bé, chỉ dùng khăn thấm nước rồi lau nhẹ nhàng cơ thể.
- Cho bé mặc đồ thoáng mát, quần không quá bó sát vào cơ thể.
- Không nên kiêng khem quá mức, cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục.
- Hạn chế cho bé vận động mạnh như bò, trườn, cưỡi sau phẫu thuật.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám theo đúng lịch hẹn.
Điều trị hiếm muộn cho những người bị tinh hoàn ẩn
Phẫu thuật ẩn tinh hoàn thường được thực hiện từ 12 – 18 tháng đầu đời của trẻ để hạn chế nguy cơ vô sinh và ung thư tinh hoàn. Những trường hợp đến tuổi trưởng thành bị ẩn tinh hoàn và đang mong muốn có con thì cần thăm khám bác sĩ để được đánh giá khả năng sinh sản.
Nếu bị ẩn cả hai bên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn để cải thiện chức năng sinh tinh. Nếu bị ẩn một bên, bác sĩ sẽ trích tinh hoàn của bên đã hạ xuống để tìm tinh trùng. Trường hợp không có tinh trùng sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn để hồi phục chức năng sinh tinh. Tuy nhiên, kết quả điều trị thành công ở những người trưởng thành chỉ chiếm 15% số bệnh nhân.
Phòng ngừa ẩn tinh hoàn ở trẻ em bằng cách nào?
Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh ở các bé trai, do đó cần được phòng ngừa từ giai đoạn trước và trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số cách phòng ngừa các bệnh lý về tinh hoàn cũng như hạn chế các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, giúp em bé sinh ra được lành lặn và khỏe mạnh.
- Cha mẹ nên khám sức khỏe tiền mang thai, sàng lọc và phát hiện các bệnh liên quan đến di truyền.
- Người mẹ nên tiêm phòng cúm, sởi, rubella trước 3 tháng để tránh nguy cơ bị mắc bệnh khi mang thai.
- Khi thai nhi được 10 tuần tuổi nên lựa chọn xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT giúp phát hiện sớm các bệnh lý dị tật bẩm sinh như Down, Edwards, Patau, Turner, đồng thời phát hiện được một số bất thường khác về nhiễm sắc thể.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trong thời kỳ mang bầu, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Mẹ bầu nói không với rượu bia, thuốc lá, ma túy trong quá trình mang thai.
- Duy trì cân nặng ổn định, xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, hạn chế đồ ngọt để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.
- Thăm khám thai đầy đủ các mốc 8, 12, 16, 24, 28, 32 tuần để phát hiện sớm các bất thường về hình thái của thai nhi để can thiệp kịp thời.
Khám tinh hoàn ẩn ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội hiện đang là địa chỉ uy tín được nhiều nam giới lựa chọn thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, vô sinh – hiếm muộn. Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn giỏi, tư vấn nhiệt tình và tận tâm với người bệnh.
Bên cạnh đó, phòng khám sở hữu hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo việc thăm khám và điều trị được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
Phòng khám mở cửa từ 8h sáng cho đến 20h cùng ngày, cha mẹ muốn thăm khám các bệnh lý về tinh hoàn, dương vật cho bé hãy Click “CHAT NGAY” để được tư vấn và đặt lịch chọn bác sĩ theo yêu cầu.
Tinh hoàn ẩn có khả năng gây vô sinh cao, việc phát hiện và can thiệp kịp thời trước 18 tháng tuổi sẽ giúp hiệu quả điều trị đạt được ở mức cao nhất. Do đó, sau sinh cha mẹ nên thăm khám tổng quát cho bé, phát hiện sớm để có hướng điều trị phù hợp. Mọi thắc mắc cần tư vấn chuyên khoa hãy liên hệ ngay số HOTLINE: 0906.668.152.