Polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngày đăng: 19.04.2023
Polyp cổ tử cung khi mang thai là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là những chị em đã từng sinh 2 bé. Bệnh tuy là lành tính, nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bị polyp cổ tử cung khi mang thai do đâu, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? Sẽ là nội dung chính bài viết hôm nay muốn gửi đến quý bạn đọc.
Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung khi mang thai?
Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ kéo dài mọc trên bề mặt hoặc bên trong ống cổ tử cung. Chúng được xếp vào loại khối u lành tính và rất phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 50 tuổi, phụ nữ mang thai và những người đã sinh con 2 lần trở lên. Polyp cổ tử cung hiếm khi xuất hiện ở các bé gái chưa xuất hiện kinh nguyệt. Việc phát sinh ung thư cổ tử cung từ các polyp là rất hiếm, hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra. Virus này cũng là nguyên nhân gây ra mụn cóc ở vùng bộ phận sinh dục.
Polyp cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng các hạt các tế bào trên bề mặt tử cung của thai phụ tăng sinh quá mức khiến tử cung hoặc cổ tử cung xuất hiện các hạt thịt có kích thước từ vài mm đến vài cm. Các mụn hạt thịt này thường có hình dáng giống hạt đậu với bề mặt mềm.
Khi mang thai cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi để thích hợp cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vì thế, bị polyp cổ tử cung khi mang thai cũng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
- Do hormone estrogen trong cơ thể tăng
Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị polyp cổ tử cung khi mang thai là do sự thay đổi của hrmone estrogen tăng lên một cách bất thường khiến cho các hạt polyp ở cổ tử cung có “cơ hội” xuất hiện, đồng thời làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ở mẹ bầu.
- Chưa điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm thêm vào đó dịch âm đạo tiết ra nhiều. Nếu như mẹ bầu vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập gây viêm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung… Các bệnh phụ khóa này nếu như không điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện để các hạt Polyp hình thành và phát triển tại tử cung hoặc cổ tử cung.
- Hậu quả của việc nạo phá thai không an toàn
Phá thai dù bằng bất cứ phương pháp nào cũng đều để lại những hệ lụy không mong muốn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của thai phụ. Đối với những trường hợp phá thai không an toàn, thai bị sót lại ở trong tử cung thường bị polyp cổ tử cung cao hơn so với những người bình thường.
- Thai phụ đã từng bị nội mạc tử cung
Nếu như các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc nhưng lại không được đào thải hết ra bên ngoài, chúng sẽ dính vào các bộ phận khác như tử cung. Khi mang thai, các lớp niêm mạc này sẽ bị kích thích và tạo thành polyp cổ tử cung.
- Tử cung bị tổn thương
Nạo phá thai không an toàn, quan hệ tình dục thô bạo là một trong những nguyên nhân khiến tử cung bị tổn thương. Khi tử cung bị tổn thương, các tác nhân có hại sẽ nhân cơ hội xâm nhập và gây viêm. Đồng thời còn khiến chị em bị polyp tử cung khi mang thai.
Ngoài ra, tổn thương tử cung còn khiến các mạch máu tại đây bị tắc nghẽn và căng phồng. Tạo điều kiện cho các polyp cổ tử cung hình thành.
Xem thêm: Polyp cổ tử cung: Tổng quan về bệnh
Bị polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa cho biết: Bị Polyp cổ tử cung khi mang thai nếu như không xử lý sớm, kích thước của các polyp lớn dần sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi:
- Ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ
Mang thai tâm lý của mẹ bầu thường không ổn định, khi biết bản thân mình bị mắc bệnh sẽ có tâm lý lo lắng bất an, nếu kéo dài sẽ dễ khiến mẹ bầu bị stress, sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng.
- Gây sảy thai hoặc sinh non
Với những thai phụ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nếu như bị polyp cổ tử cung sẽ làm tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non ở thai phụ.
- Cản trở quá trình sinh thường
Khi kích thước của các polyp cổ tử cung lớn dần sẽ gây chèn ép cổ tử cung. Thêm vào đó, kích thước thai nhi cũng ngày một lớn, khoảng trống ở tử cung sẽ bị thu hẹp, thai nhi vì thế sẽ chèn ép dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều, có thể bị dị tật.
Với những trường hợp mẹ bầu sắp sinh thai nhi đã nằm sát cổ tử cung nhưng nếu bị polyp cổ tử cung thì các khối u sẽ chèn ép tử cung và gây cản trở đường ra của em bé, khiến mẹ bầu khó có khả năng sinh nở bằng đường tự nhiên.
Polyp cổ tử cung khi có thai nên điều trị như thế nào?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, chị em nên điều trị dứt điểm polyp cổ tử cung trước khi mang thai. Trong trường hợp mang thai không may bị mắc bệnh, thai phụ cần thăm khám và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hiện nay với bệnh polyp cổ tử cung đang được điều trị bằng hai cách đó là chữa bằng nội khoa tức là sử dụng thuốc và điều trị bằng phương pháp ngoại khoa – có sự can thiệp của dụng cụ y tế chuyên khoa. Tuy nhiên, bị polyp cổ tử cung khi mang thai điều trị như thế nào còn phải phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Nếu như kích thước khối u còn nhỏ có thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc dành cho mẹ bầu, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Với những trường hợp thai phụ bị polyp cổ tử cung với kích thước lớn lại có dễ ở chân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp ngoại khoa để bóc tách khối u và loại trừ chân để tránh tái phát.
Điều trị polyp cổ tử cung bằng bất cứ phương pháp nào, thai phụ cũng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa uy tín để việc chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Xem thêm: Bị polyp cổ tử cung nên uống thuốc gì?
Biện pháp phòng ngừa polyp cổ tử cung khi mang bầu
Polyp cổ tử cung khi mang thai có thể điều trị dứt điểm không tái phát nếu như người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như xây dựng cho bản thân lối sống khoa học lành mạnh, cụ thể:
- Lựa chọn loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp.
- Trong quá trình vệ sinh không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, tránh gây mất độ cân bằng.
- Mặc quần lót phù hợp với cơ thể có chất liệu cotton để tạo sự khô thoáng cho vùng kín.
- Sau khi vệ sinh cần dùng khăn sạch lau khô.
- Không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi điều trị.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe mẹ bầu nhanh hồi phục, đồng thời tạo điều kiện tốt để thai nhi phát triển.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Polyp cổ tử cung khi mang thai không phải là bệnh phụ khoa hiếm gặp. Vì thế thai phụ cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời. Từ đó hạn chế được các tác động và biến chứng do bệnh gây ra.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã có được cho mình câu trả lời cho những thắc mắc: Polyp cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không, điều trị như thế nào và biện pháp phòng tránh để bệnh không tái phát. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản cần được giải đáp. Hãy Click vào khung chat phía dưới, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sớm liên hệ, giải đáp miễn phí 24/24 giúp bạn.