Phì đại tiền liệt tuyến: nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa
Ngày đăng: 12.04.2023
Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lý thường gặp ở nam giới trung niên. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi, nam giới càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Phì đại tuyến tiền liệt không chỉ gây ra triệu chứng rối loạn tiểu tiện, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiết niệu nếu không điều trị sớm và đúng cách.
- 1. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
- 2. Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến
- 3. Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
- 4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh u xơ tiền liệt tuyến
- 5. Cách chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt
- 6. Các phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến
- 7. Lưu ý sau quá trình điều trị phình đại tiền liệt tuyến
- 8. Cách biện pháp phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến
- 9. Điều trị phì đại tiền liệt tuyến ở đâu?
1. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Tiền liệt tuyến có tên gọi khác là tuyến tiền liệt, đây là một tuyến nhỏ nằm gần bàng quang và bao quanh ống niệu đạo. Tuyến tiền liệt có chức năng chính là sản xuất chất lỏng đảm bảo môi trường sống cho tinh trùng, từ đó duy trì khả năng sinh sản của nam giới.
Phì đại tiền liệt tuyến (u xơ tiền liệt tuyến) là tình trạng tế bào xung tăng sinh lành tính dẫn đến tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường, chèn ép niệu đạo và bàng quang, gây nên những biểu hiện bất thường về tiểu tiện.
U xơ tiền liệt tuyến không đe dọa đến tính mạng nhưng triệu chứng bệnh gây rối loạn tiểu tiện, làm giảm chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp nam giới chủ quan không thăm khám sớm khiến bệnh chuyển biến nặng, người bệnh đối mặt với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
2. Nguyên nhân phì đại tiền liệt tuyến
Các nhà khoa học chưa tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa yếu tố tuổi tác và yếu tố di truyền với bệnh lý này.
- Tuổi tác: Theo thống kê, nam giới ở độ tuổi 40 có tỷ lệ mắc bệnh là 18%. Tỷ lệ này tăng lên 63% ở độ tuổi 50 và hơn 90% ở độ tuổi 80. Theo đó, nam giới càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt của nam giới khi bước qua tuổi 40 bắt đầu lão hóa, các tế bào tuyến co lại và các tế bào xung tăng sinh mạnh mẽ, gây ra tình trạng phì đại tuyến tiền liệt.
- Di truyền: Nam giới có người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống trong một thời gian dài.
- Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Thói quen uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu.
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng, dầu mỡ, nội tạng động vật….
- Nam giới từng mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa như viêm bao quy niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt nhưng không điều trị dứt điểm, gây ra biến chứng phì đại tiền liệt tuyến.
3. Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép niệu đạo và chiếm chỗ bàng quang. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng xấu đến bàng quang, thận, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, nắm rõ các triệu chứng của bệnh giúp nam giới phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh, từ đó chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường gặp là:
- Buồn đi tiểu nhưng không thể đi tiểu được.
- Thường xuyên tiểu són, không thể kiểm soát được sự bài tiết của nước tiểu
- Tiểu ngắt quãng, tiểu chảy thành dòng nhỏ hoặc không thành dòng
- Tiểu không hết, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu
- Tiểu nhiều lần, đặc biệt là ban đêm
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu tiện ra máu hoặc mủ
- Nước tiểu có màu hoặc mùi bất thường
Nam giới đang gặp triệu chứng trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh u xơ tiền liệt tuyến
Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn và điều trị sai phương pháp, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
4.1 Người bệnh bị bí tiểu
Bí tiểu là biến chứng phổ biến khi bị phì đại tiền liệt tuyến. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt phát triển quá mức đã chèn ép lên niệu đạo, khiến niệu đạo bị tắc nghẽn. Do đó, người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được, khiến bụng dưới căng trướng và khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nước tiểu tích tụ lâu trong trong bàng quang sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, suy thận…
4.2 Bàng quang mất chức năng
Phì đại tiền liệt tuyến khiến nước tiểu tồn dư nhiều, dẫn đến bàng quang bị căng trướng. Tình trạng căng trướng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bàng quang bị biến dạng, khả năng co bóp suy giảm, bàng quang mất dẫn chức năng đào thải nước tiểu. Hệ quả là nước tiểu tự thoát ra liên tục ngay cả khi bệnh nhân không đi tiểu.
4.3 Sỏi bàng quang
Nước tiểu không được bài tiết hết ra ngoài sẽ ứ đọng trong bàng quang, hình thành nên các chất cặn bã. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu và sỏi bàng quang. Nếu không điều trị sớm, kích thước sỏi bàng quang tăng dần khiến lớp niêm mạc tại cơ quan này bị thương tổn, gây nhiễm trùng và cản trở dòng chảy của nước tiểu.
4.4 Viêm nhiễm đường tiết niệu
Sự tăng sinh tuyến tiền liệt giữ nước tiểu trong bàng quang quá lâu đã tạo cơ hội cho vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến người bệnh đối mặt với một số bệnh lý như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn, viêm bể thận… Thậm chí, một số trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt để bảo vệ sức khỏe.
4.5 Suy thận
Suy thận là biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Suy thận khiến chức năng của thận suy giảm, khiến các chất độc hại tồn đọng trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. Hệ quả là bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng máu, thiếu máu, tim mạch, xương khớp… Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
5. Cách chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt
Nam giới nhận thấy các dấu hiệu phì đại tiền liệt tuyến nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết:
- Siêu âm: Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được bàng quang, tuyến tiền liệt và những bất thường ở đường tiểu.
- Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ vào niệu đạo của người bệnh để kiểu tra niệu đạo và bàng quang có bất thường không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nhằm tìm ra vi khuẩn và bạch cầu tồn tại trong nước tiểu để phân biệt bệnh phì đại tuyến tiền liệt với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khác.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá chức năng của thận và bilan viêm có gì bất thường không.
- Kiểm tra niệu động học: Phương pháp này đánh giá hoạt động co bóp và lưu trữ nước tiểu của niệu đạo và bàng quang.
- Sinh thiết: Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để kiểm tra có sự xuất hiện của khối u ác tính hay không.
Bên cạnh những phương pháp chẩn đoán y khoa trên, trong quá trình thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ đặt câu hỏi về một số loại thuốc đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiết niệu như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc tăng huyết áp…
6. Các phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến có thể chữa khỏi nếu người bệnh chủ động thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Hiện nay, y học hiện đại điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
6.1 Điều trị nội khoa
Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến đều phải chữa trị. Một số bệnh nhân có sức khỏe tốt, tuyến tiền liệt không tăng sinh quá nhiều và các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng thuốc điều trị và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý.
Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra chắc chắn tình trạng bệnh không chuyển biến xấu cũng như xét nghiệm xem có tế bào ung thư hay không.
Trường hợp có tế bào ung thư xuất hiện trong tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ riêng. Nếu không có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý, sức khỏe cũng như mức độ khó chịu của triệu chứng bệnh. Một số thuốc chữa trị phì đại tuyến tiền liệt phổ biến là:
- Thuốc ức chế alpha.
- Chất ức chế phosphodiesterase-5.
- Chất ức chế 5-alpha reductase.
- Kết hợp thuốc để mang lại hiệu quả điều trị.
Việc sử dụng thuốc nào, liều lượng và thời gian sử dụng ra sao cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tự ý tăng/giảm liều lượng, lạm dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng thuốc và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
6.2 Điều trị ngoại khoa
Trường hợp tuyến tiền liệt của nam giới phát triển với kích thước lớn và việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện thủ thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị phì đại tiền liệt tuyến là:
- Phẫu thuật mở
- Phẫu thuật nội soi tiền liệt tuyến (TURP)
- Phẫu thuật rạch tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TUIP)
- Loại bỏ u xơ bằng kim qua đường niệu đạo (TUNA)
- Cắt u cơ tiền liệt tuyến bằng laser
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cao tuổi hoặc những người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp cần tham vấn ý kiến bác sĩ kỹ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh.
7. Lưu ý sau quá trình điều trị phình đại tiền liệt tuyến
7.1 Lưu ý khi điều trị bằng thuốc
Để đạt hiệu quả chữa trị tốt, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn để sau:
- Hạn chế sử dụng thức uống như nước, sữa vào buổi tối để giảm đi tiểu đếm.
- Không sử dụng cà phê, rượu, bia.
- Hạn chế nhịn tiểu, cố gắng tiểu sạch ở mỗi lần tiểu.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Thương xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng.
7.2 Lưu ý sau khi Điều trị ngoại khoa
Sau phẫu thuật, cơ thể phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt và kiêng khem của người bệnh. Vì thế, để nhanh chóng khỏe mạnh, nam giới cần lưu ý:
- Vệ sinh vùng kín, sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng hậu phẫu thuật.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo, nội tạng động vật.
- Hạn chế bia rượu và các chất kích thích.
- Không đi xa bằng xe đạp và xe máy.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra, sau 3 tháng, người bệnh nên đến bệnh viện tái khám để bác sĩ kiểm tra và đánh giá hiệu quả chữa trị. Nếu không có vấn đề gì bất thường, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.
8. Cách biện pháp phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến
Để phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến, nam giới cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học đồng thời tránh xa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung ít nhất 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chế biến từ nội tạng động vật.
- Duy trì cân nặng hợp lý, vì tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê vì chúng có thể gây kích thích bàng quang
- Hạn chế stress, căng thẳng, lo lắng kéo dài
- Không nên nhịn tiểu thường xuyên bởi đều này khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang, gây viêm nhiễm hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh bởi điều này có thể gây ra tình trạng giữ nước tiểu trong bàng quang.
9. Điều trị phì đại tiền liệt tuyến ở đâu?
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến được nhiều nam giới tin tưởng và lựa chọn.
Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi với hơn 30 năm công tác tại các bệnh viện hàng đầu thủ đô. Với chuyên môn giỏi và kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ bác sĩ đã chữa khỏi nhiều ca bệnh phì đại tuyến tiền liệt bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp.
Bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt sẽ được dùng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ cổ bàng quang, giúp đào thải tiểu từ bàng quang ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, thuốc làm giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được sử dụng kết hợp thuốc Đông y để tăng hiệu quả chữa trị. Thuốc Đông y là những thảo dược thiên nhiên lành tính, có tác dụng lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn tác dụng phụ do thuốc Tây y gây ra.
Áp dụng bài thuốc Đông – Tây y kết hợp để điều trị phì đại tuyến tiền liệt không chỉ mang lại hiệu quả chữa trị tốt, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh mà sau khi sử dụng thuốc, cơ thể người bệnh sẽ được tái tạo, sức đề kháng tăng cường, cơ thể được tái tạo hiệu quả.
Lưu ý: Việc điều trị bệnh bằng thuốc thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, để đạt hiệu quả chữa trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng, đủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý tăng/giảm liều lượng thuốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc trước thời gian quy định.
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp nam giới hiểu biết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh phì đại tiền liệt tuyến cũng như phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan về vấn đề sức khỏe, hãy Click TẠI ĐÂY để được các chuyên gia y tế hàng đầu tư vấn ngay nhé.