Những điều cần biết khi đi khám phụ khoa
Ngày đăng: 29.10.2022
Ngày nay rất nhiều chị em phải đối mặt với các bệnh lý phụ khoa mỗi ngày. Lúc này, việc khám phụ khoa là cần thiết để chị em hiểu rõ tình trạng của mình và có phương hướng điều trị. Hoặc khám phụ khoa cũng có thể giúp chị em phát hiện bệnh sớm hơn. Vậy khám phụ khoa là gì? Những lưu ý khi đi khám phụ khoa? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!
Những lưu ý khi đi khám phụ khoa?
Thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu đi khám phụ khoa là khoảng 13 – 15 tuổi. Sau đó định kỳ 6 tháng bạn tái khám một lần. Để quá trình khám phụ khoa được hiệu quả và an toàn, trước khi đến cơ sở y tế thăm khám, bạn hãy:
- Chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.
- Kiêng quan hệ tình dục 1 – ngày trước khi đi khám.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi khám. Tránh thụt rửa âm đạo sâu hoặc dùng dung dịch vệ sinh vùng kín trước khi khám.
- Chọn thời điểm chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc từ 3 đến 5 ngày để đi khám. Tránh khám phụ khoa khi vẫn còn ra máu kinh vì máu kinh có thể khiến quá trình khám khó khăn hơn và kết quả không được chính xác.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi để tiện cho quá trình thăm khám được dễ dàng.
Bạn cũng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ thăm khám phụ khoa đáng tin cậy và uy tín. Có như thế, bạn mới cảm thấy thật an tâm và thoải mái khi tới khám. Hơn nữa, các bác sĩ làm việc tại đây cũng thường có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, được nhiều người bệnh tin tưởng.
Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Theo các bác sĩ, khám phụ khoa tốt nhất nên được thực hiện định kì từ 3 – 6 tháng một lần, vào bất cứ lúc nào trong năm. Đặc biệt, bạn nên đi khám phụ khoa vào những thời điểm sau:
Vùng kín có dấu hiệu bất thường
Khi phát hiện các dấu hiệu sau, bạn cần phải để ý thăm khám ngay:
- Vùng kín bị sưng nóng, tấy đỏ, gây ra đau rát ngứa ngáy. Xung quanh vùng kín có thể mọc mụn nước hay nổi mẩn.
- Khí hư vùng kín tiết ra nhiều bất thường. Khí hư không dai mà vón cục hoặc loãng. Khí hư bốc mùi hôi và chuyển màu xanh, vàng, nâu, đỏ…
- Đi tiểu đau rát, luôn buồn tiểu nhưng khi tiểu thì nước tiểu lại yếu và nhỏ giọt. Trong nước tiểu có vẩn đục, máu hoặc mủ.
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Âm đạo chảy máu bất thường khi chưa đến ngày hành kinh.
- Đau trong và sau khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, những dấu hiệu khác của cơ thể đi kèm với các chứng bệnh phụ khoa là đau lưng, đau vùng chậu, đau vùng bụng dưới, sốt, mệt mỏi …
Trước khi bạn kết hôn
Khám phụ khoa trước khi kết hôn có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đảm bảo sức khỏe sinh sản của bạn vẫn ổn định trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Nhờ đó, bạn và bạn đời có thể dự tính trước kế hoạch sinh em bé khỏe mạnh, an toàn, tránh những rủi ro phát sinh. Ngoài ra, nếu phát hiện sớm bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, nó cũng giúp bạn tránh lây nhiễm bệnh cho bạn đời tương lai.
Trước và trong thai kỳ
Việc khám phụ khoa ở thời kỳ này đảm bảo sức khỏe của bạn phù hợp để mang thai. Và khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé cũng được bác sĩ theo dõi thường xuyên. Nhờ đó, bác sĩ có thể giúp bạn tránh những vấn đề không may xảy ra trong quá trình mang thai.
Những câu hỏi thường gặp khi đi khám phụ khoa?
Để giúp việc thăm khám được diễn ra thuận lợi, chị em nên thẳng thắn trao đổi với bác sĩ những câu hỏi khi đi khám phụ khoa như sau:
Khám phụ khoa có cần cạo lông hay không?
Khi đi khám phụ khoa có cần cạo lông không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi có ý định khám phụ khoa. Vì tâm lý chị em thường lo lắng rằng, nếu để lông vùng “bikini” sẽ gây bất tiện khi thăm khám, cũng như gặp khó khăn khi làm các xét nghiệm.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì, chị em không nên cạo lông vùng kín. Bởi điều này không gây ảnh hưởng đến quá trình thăm khám, làm xét nghiệm của bác sĩ. Ngoài ra, việc “dọn cỏ” nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương “cô bé” của chị em. Đồng thời, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công vùng kín, gây viêm nhiễm phụ khoa.
Khám phụ khoa có đau không?
Vùng kín là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy chị em lo sợ rằng việc thăm khám phụ khoa sẽ gây đau đớn. Do phải sử dụng dụng cụ chuyên khoa đưa vào tử cung để kiểm tra.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, chị em không nên quá lo lắng. Bởi khám phụ khoa chị gây khó chịu một chút khi đưa mỏ vịt vào tử cung, chứ không khiến bạn quá đau. Ngoài ra, thăm khám tại một địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cũng sẽ giúp chị em giảm bớt sự khó chịu. Bởi vì, khám phụ khoa đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề khéo léo, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng kín. Đặc biệt, bác sĩ khám phụ khoa thường rất tâm lý, biết các chia sẻ và trấn an người bệnh.
Khám phụ khoa có được hưởng bảo hiểm không?
Xoay quanh chủ đề khám phụ khoa, chị em cũng quan tâm đến vấn đề khám phụ khoa có được hưởng bảo hiểm không? Câu trả lời là có.
Theo Luật Bảo hiểm y tế thì những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả trong những trường hợp như: khám chữa bệnh, khám thai, sinh con…Với điều kiện, chị em thăm khám tại các cơ sở y tế đã đăng ký bảo hiểm trước đó. Chính vì vậy, khám phụ khoa sẽ được hưởng bảo hiểm.
Ngoài ra, nếu bệnh viện hoặc cơ sở y tế đã đăng ký bảo hiểm y tế nhưng không khoa khám chuyên sâu thì sẽ đưa ra phương án khác. Thông thường, đơn vị sẽ viết giấy chuyển viện lên tuyến trên cho bệnh nhân. Những trường hợp này vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ khi tham gia bao hiểm, tương đương với cơ sở, bệnh viện tuyến dưới.
Bên cạnh đó, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế nhưng không khám chữa bệnh phụ khoa đúng tuyến. Thì sẽ đượng hưởng như sau:
- Đối với tuyến trưng ương sẽ được bảo hiểm chi trả 40% khi điều trị nội trú.
- Đối với tuyến tỉnh: Bảo hiểm chi trả 60% (hiệu lực đến ngày 31/12/2020) và 100% (bắt đầu từ ngày 01/01/2021) chi phí điều trị nội trú.
- Đối với tuyến huyện: Người bệnh sẽ được hưởng 100% chi phí khi đi khám bệnh, điều trị bệnh.
Đối với những loại xét nghiệm bệnh chuyên sâu và phức tạp khi khám phụ khoa, người bệnh sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
Người bệnh khi đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội mặc dù không được hưởng bảo hiểm y tế, nhưng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ hiện đại, đặc biệt mà viện công không có như:
- Cơ sở pháp lí:
Phòng khám đã được Sở y tế cấp phép hoạt động. Vì vậy, chị em hoàn toàn yên tâm khi đến với phòng khám để khám và điều trị các bệnh phụ khoa.
- Đội ngũ bác sĩ
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám là những chuyên khoa đầu ngành với nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa như: bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên , bác sĩ Trần Thúy Vân , bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền … Đây đều là những bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Thường tham gia các chương trình tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao tay nghề.
- Các diện bệnh về phụ khoa mà phòng khám đang thăm khám và điều trị:
Bệnh Viêm âm đạo; viêm cổ tử cung; viêm lộ tuyến; rối loạn kinh nguyệt,….
- Trang thiết bị y tế
Toàn bộ trang thiết bị y tế tại phòng khám đều được nhập khẩu tại các nước có nền y khoa phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,….Điều này góp phần vào việc chuẩn đoán bệnh được chính xác, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
- Phương pháp điều trị
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, căn cứ vào từng diện bệnh, các bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Có thể kể đến như:
- Chữa viêm âm đạo bằng phương pháp Biological light
- Viêm lộ tuyến bằng kỹ thuật RFA
- Hoặc sử dụng phương pháp Đông- Tây y kết hợp để điều trị.
- Chi phí thăm khám tại phòng khám
Chi phí thăm khám và điều trị bệnh được phòng khám niêm yết công khai thu theo từng mục của hạng bệnh cũng như thu theo quy định của Bộ y tế. Vì thế, chị em không sợ sẽ bị thu quá so với mức độ của bệnh.
- Thời gian làm việc
Hiện nay, phòng khám Đa KhOa Quốc Tế Hà Nội đang làm việc theo khung giờ từ 7h30- 20h tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày lễ và ngày tết.
Có nên khám phụ khoa định kỳ không?
Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ. Có thể kể đến như:
- Giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe sinh sản của mình, nắm bắt các thông tin và đảm bảo mọi thứ vẫn bình thường.
- Giúp bạn kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn ngay từ giai đoạn đầu. Ví dụ các chứng viêm nhiễm, viêm loét, các khối u trong tử cung hay buồng trứng…
- Giúp bạn phát hiện được những dị dạng đường sinh dục làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp hoặc mang thai.
- Giúp bạn phát hiện các vấn đề về rối loạn nội tiết tố ở các giai đoạn bình thường hoặc khi tiền mãn kinh.
- Giúp bạn có phương án điều trị hiệu quả khi không may gặp phải những bất thường trong đường sinh dục.
- Giúp bạn hiểu thêm về cách phòng tránh bệnh phụ khoa, cách chăm sóc vùng kín, cách tránh thai an toàn… từ lời khuyên của bác sĩ.
- Giúp bạn có cái nhìn chân thực về sức khỏe sinh sản và các cơ quan sinh dục. Từ đó bạn cũng bớt đi cảm giác e ngại khi khám phụ khoa.
Như vậy bạn có thể thấy khám phụ khoa là việc làm cần thiết và có lợi cho sức khỏe sinh sản của chính bạn.
Với bài viết trên, bạn đã nắm được những kiến thức xung quanh việc những lưu ý khi khám phụ khoa. Điều quan trọng là bạn cần phá bỏ sự ngại ngùng, xấu hổ khi tới khám và sẵn sàng hợp tác với bác sĩ, trung thực trong khai báo. Có như thế, việc chẩn đoán bệnh mới được chính xác.
Nguồn: suckhoephukhoa.com
Tôi là Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Hà Nội. Với 30 năm kinh nghiệm Khám, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, thực hiện các thủ thuật sản khoa từ đơn giản đến phức tạp, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ mang thai, đình chỉ thai, kế hoạch hóa gia đình,…, chẩn đoán điều trị vô sinh nữ, khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.