Dài bao quy đầu có phải bệnh bẩm sinh không?
Ngày đăng: 6.04.2023
Dài bao quy đầu là bệnh lý phổ biến ở nam giới, nhất là ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng rằng tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau. Thông qua bài viết này, bác sĩ Lê Văn Hốt sẽ giải đáp câu hỏi “dài bao quy đầu có phải bệnh bẩm sinh?” cũng như những cách điều trị dài bao quy đầu ở trẻ, ở nam giới trưởng thành.
1. Sơ qua về tình trạng dài bao quy đầu
Bao quy đầu của nam giới được coi là dài khi phần da bao quanh quy đầu vượt ra khỏi đầu dương vật, bao trùm một phần hoặc toàn bộ đầu dương vật, thậm chí bít kín lỗ sáo. Dài bao quy đầu ở nam giới được coi là tình trạng khá nguy hiểm, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến viêm bao quy đầu và các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa khác.
Không ít bậc phụ huynh khi lần đầu sinh con trai đã vô cùng hoang mang khi nhận thấy bộ phận sinh dục của bé có các dấu hiệu của tình trạng dài bao quy đầu.
2. Vậy dài bao quy đầu có phải bệnh bẩm sinh?
Với hơn 30 năm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa, lương y Lê Văn Hốt giải đáp câu hỏi này như sau: “Dài bao quy đầu không phải là bệnh bẩm sinh mà là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Việc dài bao quy đầu trong thời kỳ này sẽ giúp bộ phận sinh dục của bé được bảo vệ tốt hơn và chúng cũng sẽ tự tụt xuống khi trẻ được 3 – 5 tuổi.
Do đó, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng khi con mình bị dài bao quy đầu khi mới sinh ra. Tuy nhiên, có một vài trường nam giới đã trưởng thành mà bao quy đầu vẫn không tự tụt xuống. Lúc này, tình trạng dài bao quy đầu đã phát triển thành bệnh, được gọi là dài bao quy đầu bệnh lý. Khi đó sẽ cần phải can thiệp bằng các phương pháp bên ngoài để loại bỏ tình trạng dài bao quy đầu.”
3. Ảnh hưởng của dài bao quy đầu bệnh lý lên sức khỏe
Những nguy hiểm của dài bao quy đầu đối với sức khỏe của trẻ
Dài bao quy đầu bệnh lý ở trẻ là tình trạng phần da bao quanh quy đầu của trẻ không thể tự tụt xuống. Tình trạng này rất dễ nhận biết ở trẻ trong giai đoạn 3 – 5 tuổi, nếu qua giai đoạn này mà bao quy đầu của bé vẫn bám chặt ở phần quy đầu thì nghĩa là trẻ đã bị dài bao quy đầu bệnh lý. Thông thường, các trường hợp bao quy đầu dài thường sẽ đi kèm với hẹp bao quy đầu.
Tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ là vô cùng nguy hiểm, nhất là khi đã gây hẹp bao quy đầu. Hai tình trạng trên khiến phần da quy đầu bám chặt vào bộ phận sinh dục của bé, từ đó gây khó khăn trong việc vệ sinh sạch phần bao quy đầu. Vị trí này sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, mồ hôi và các chất cặn bã tích tụ lại dẫn đến viêm bao quy đầu.
Ngoài ra, chúng còn khiến nước tiểu và dịch nhầy đọng lại ở ở phần da bao xung quanh quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu của bé, để lâu sẽ phát sinh thành bệnh viêm đường tiết niệu.
Ảnh hưởng của dài bao quy đầu đối với nam giới trưởng thành
Bao quy đầu bị dài ở nam giới cũng khiến việc vệ sinh dương vật trở nên khó khăn hơn, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm nam khoa và tiết niệu (viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu…).
Ngoài ra, nam giới bị dài bao quy đầu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Ung thư dương vật: nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài mà không có phương pháp điều trị sẽ kích thích tế bào tăng sinh vô tổ chức, hình thành nên các khối u ác tính, dẫn tới ung thư dương vật.
- Vô sinh, hiếm muộn: dài bao quy đầu khiến nam giới bị đau khi quan hệ, giảm khoái cảm khi xuất tinh, xuất tinh sớm… từ đó làm suy giảm khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí gây vô sinh.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội: nam giới ở độ tuổi trưởng thành bị dài bao quy đầu còn làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà… đây là những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
4. Cách xử lý tình trạng dài bao quy đầu ở trẻ
Dài bao quy đầu ở trẻ là tình trạng không quá nguy hiểm nếu được khám và điều trị kịp thời. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dài bao quy đầu bệnh lý hoặc xuất hiện các biến chứng như sưng tấy bao quy đầu, trẻ khó tiểu, la khóc khi tiểu… thì phụ huynh nên mang trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh và độ tuổi của trẻ để đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý.
- Trẻ dưới 3 tuổi và có dấu hiệu biến chứng: với mọi trường hợp dài bao quy đầu ở trẻ mà có dẫn đến biến chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nhiễm trùng để loại bỏ tình trạng viêm ở bộ phận sinh dục của bé. Sau đó hướng dẫn ca mẹ nong bao quy đầu nhẹ nhàng vào lúc tắm cho trẻ.
- Trẻ đã 3 – 4 tuổi: nếu trẻ ở độ tuổi này mà bao quy đầu vẫn chưa lột xuống thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc bôi steroid phù hợp để bôi lên bao quy đầu. Từ đó giúp quá trình tụt bao quy đầu dễ dàng hơn, có thể kết hợp với phương pháp nong bao quy đầu để tăng tính hiệu quả.
- Trẻ trên 10 tuổi: Ở độ tuổi này thì phương pháp nong bao quy đầu kết hợp bôi thuốc mang lại rất ít hiệu quả, do đó quý phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ đi cắt bao quy đầu.
5. Cách xử lý tình trạng dài bao quy đầu ở nam giới trưởng thành
Khi nam giới trong độ tuổi dậy thì, trưởng thành thì phương pháp nong bao quy đầu gần như không có tác dụng. Do đó, thanh thiếu niên, đàn ông trưởng thành nên tiến hành cắt bao quy đầu để loại bỏ tình trạng dài bao quy đầu của bản thân.
Nếu nam giới bị viêm bao quy đầu trước khi cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc tiêu viêm, giảm sưng để điều trị bệnh lý viêm nhiễm trước. Sau đó mới tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu.
Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “dài bao quy đầu có phải bệnh bẩm sinh?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn chỉ cần nhấn vào khung chat phía dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình nhất. Để đăng ký khám và điều trị dài bao quy đầu, quý bạn đọc vui lòng bấm gọi điện đến HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp trên website để được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch 24/7 nhé