Các loại vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới
Ngày đăng: 24.04.2023
Viêm cổ tử cung thuộc “top 3” các bệnh phụ khoa thường ở ở nữ giới. Nếu không được điều trị triệt để có thể khiến bệnh trở nặng, tái phát nhiều lần, thậm chí tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non trong thời kỳ mang thai. Do đó, Phát hiện sớm vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới là “chìa khóa” giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị, giảm thiểu các biến chứng liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Các loại vi khuẩn gây viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như nấm trùng roi, tạp khuẩn, vi khuẩn. Bệnh thường gặp ở độ tuổi sinh sản trong khoảng 20 – 50 tuổi. Một số vi khuẩn gây bệnh có thể kể đến như lậu cầu khuẩn, Chlamydia, mụn rộp sinh dục, Mycoplasma và Ureaplasma. Những loại khuẩn này có khả năng lây nhiễm và phát triển nhanh chóng nếu không được loại bỏ kịp thời.
1.1 Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)
Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn gây ra bệnh lậu ở cả nam và nữ, và là một trong những vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới. Nó là một song cầu Gram(-) có hình dạng cà phê phát triển theo từng cặp. Vi khuẩn lậu thường có chiều dài và chiều rộng tương ứng là 1,6 và 0,8 mm. Đây là loại vi khuẩn có sức sống mãnh liệt ở bên trong và bên ngoài âm đạo nhưng lại dễ dàng bị tiêu diệt bởi khi nhiệt độ khô hoặc khi sử dụng thuốc sát khuẩn.
Vi khuẩn lậu khi xâm nhập vào âm hộ nếu không được điều trị dứt điểm nó sẽ tấn công và lây lan đến cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và vòi trứng. Nhiều trường hợp lây nhiễm từ mẹ sang con, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí tăng nguy cơ sinh non trong quá trình mang thai.
1.2 Vi khuẩn Chlamydia
Vi khuẩn Chlamydia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm cổ tử cung ở nữ giới với các biểu hiện như tiết dịch nhầy mủ, xung huyết cổ tử cung, chảy máu bất thường hoặc đôi khi ra máu lốm đốm khi quan hệ tình dục. Đây là một loại vi khuẩn Gram (-) với tốc độ phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng.
Chlamydia ở nữ giới không những gây viêm cổ tử cung mà còn lan sang ống dẫn tiểu, tử cung, ống dẫn trứng và kể cả vùng chậu. Nếu không được điều trị triệt để có thể khiến vùng chậu đau nhức, sảy thai hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
1.3 Vi khuẩn Mycoplasma
Mycoplasma là tên gọi của một nhóm vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở phụ nữ. Nó được tìm thấy trong niêm mạc miệng, họng và cơ quan sinh dục nữ. Chúng có kích thước vô cùng nhỏ chỉ khoảng 0.15 – 0.3 µm với nhiều hình thể khác nhau như hình thoi, hình nhẫn, hình xoắn và hình cầu. Mycoplasma không thể quan sát bằng mắt thường mà cần nhìn qua kính hiển vi điện tử.
Đối với phụ nữ có thai, vi khuẩn Mycoplasma có thể gây viêm khung chậu dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra có nguy cơ bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, nặng hơn là viêm màng não. Chị em có thể nhận biết qua các dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, khi hư ra nhiều thất thường và thấy đau khi quan hệ tình dục.
1.4 Vi khuẩn Ureaplasma
Ureaplasma là một nhóm vi khuẩn cư trú tại đường sinh dục, hệ tiết niệu và đường hô hấp. Khi miễn dịch cơ thể bị suy giảm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và hình thành các ổ viêm nhiễm ở cổ tử cung, vòi trứng, nội mạc tử cung, nhiều trường hợp sốt hậu sản và viêm nhiễm vùng chậu.
Ở nữ giới, khi bị nhiễm vi khuẩn Ureaplasma sẽ có các triệu chứng bao gồm: Đau buốt khi đi tiểu, khí hư ra nhiều bất thường, âm đạo có mùi hôi khó chịu, quan hệ tình dục ra máu, sưng nề cơ quan sinh dục. Ngoài ra, vi khuẩn Ureaplasma còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, vỡ ối sớm, lây nhiễm từ mẹ sang con khiến trẻ sinh ra có nguy cơ viêm đường hô hấp và nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh.
2. Phát hiện vi khuẩn gây viêm cổ tử cung bằng cách nào?
Để chẩn đoán chính xác vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới, ngoài việc khai thác thông tin về các triệu chứng gặp phải, yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh án, các bác sĩ còn thực hiện các công việc sau đây:
- Khám cơ quan sinh dục: Tiến hành soi âm đạo và cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng để xác định xem mức độ tổn thương là bao nhiêu, màu sắc và tính chất của dịch âm đạo.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Bác sĩ sử dụng tăm bông phết nhẹ để lấy mẫu dịch ở âm đạo và cổ tử cung của người bệnh và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng.
- Siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo: Kỹ thuật này giúp các bác sĩ chẩn đoán bằng hình ảnh, phát hiện sớm các khối u hoặc tụ dịch bất thường tại tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó, siêu âm còn giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh viêm cổ tử cung.
- Xét nghiệm nuôi cấy: Các loại vi khuẩn viêm cổ tử cung có thể phát triển ở trong môi trường nuôi cấy nhân đạo, đặc biệt với quá trình ủ kỵ khí. Mẫu phẩm sẽ được nuôi cấy từ 2 – 3 ngày, hoặc có thể dài hơn.
- Xét nghiệm PCR: Đây là kỹ thuật hiện đại cho phép phát hiện nhanh chóng sự có mặt của các vi khuẩn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới như Chlamydia, Mycoplasma và Ureaplasma.
Chẩn đoán chính xác vi khuẩn gây bệnh sẽ là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, máy móc hiện đại, bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi để việc chẩn đoán được thực hiện chuẩn chỉnh nhất.
3. Cách loại bỏ vi khuẩn viêm cổ tử cung triệt để, không lo biến chứng
Các bác sĩ Sản Phụ khoa cho biết: Các loại vi khuẩn viêm cổ tử cung nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ định hướng kê đơn thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị viêm cổ tử cung sao cho phù hợp.
Hiện nay, phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội đang áp dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp hoặc sử dụng ánh sáng sinh học trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung ở nữ giới.
Đông – Tây y kết hợp không những giúp nâng cao sức đề kháng mà nó còn giúp tiêu viêm, hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả. Phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ cho đến những trường hợp tái phát nhiều lần, thậm chí là các trường hợp nhiễm lậu cầu khuẩn mãn tính.
Bên cạnh đó, việc sử dụng ánh sáng sinh học vào điều trị viêm cổ tử cung cũng được giới chuyên môn đánh giá cao. Đây là phương pháp an toàn, ít xâm lấn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa một cách triệt để. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích tế bào mới tái tạo, phục hồi thương tổn sau viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát nhiều lần.
Lưu ý: Để có thể loại bỏ dứt điểm các vi khuẩn viêm cổ tử cung, người bệnh cần phải thăm khám và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa vi khuẩn viêm cổ tử cung
Nhằm giảm thiểu sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây viêm cổ tử cung, chị em cần phải chú ý vấn đề vệ sinh và xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Sử dụng bao cao su khi giao hợp với người khác giới, hạn chế số lượng bạn tình nên chung thủy một vợ một chồng.
- Khi có dấu hiệu bất thường như tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, lở loét ở bộ phận sinh dục thì cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ không an toàn, chứa nhiều hóa chất kích thích âm đạo và cổ tử cung.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục 2 lần/ ngày và thay băng vệ sinh 3 tiếng một lần trong những ngày đèn đỏ.
- Giặt quần lót bằng nước ấm, phơi ở nơi khô ráo thoáng mát, thay mới quần lót 2 tháng một lần.
- Kiểm tra phụ khoa định kỳ và tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả.
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp về vi khuẩn gây viêm cổ tử cung trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn và chủ động phòng ngừa một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn hoặc muốn biết thêm thông tin về hạng mục thăm khám phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội hãy liên hệ ngay theo số HOTLINE: 0945 145 428.