Bệnh buồng trứng ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp phòng tránh
Ngày đăng: 22.03.2024
Với gần 40 năm công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa, Chuyên gia Nguyễn Thị Phương Loan – BSCKI Sản phụ khoa cho biết: Buồng trứng là một bộ phận cực quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự thụ thai ở nữ giới. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng, quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, chị em cần trang bị kiến thức cho mình về các bệnh buồng trứng ở phụ nữ. Từ đó, tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mình được tốt nhất.
Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Loan sẽ chia sẻ toàn bộ các thông tin liên quan đến bệnh buồng trứng bao gồm: Nguyên nhân, dấu hiệu, các bệnh buồng trứng phổ biến. Chị em cùng theo dõi nhé!
BỆNH BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ NỮ LÀ BỆNH GÌ?
Buồng trứng là các tuyến nhỏ, hình bầu dục nằm ở hai bên tử cung của nữ giới. Đây là bộ phận sản xuất và lưu trữ trứng ở nữ giới cũng như tạo ra các hormone có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh cũng như quá trình mang thai ở phụ nữ.
Bệnh buồng trứng ở phụ nữ được hiểu là hiện tượng buồng trứng bị viêm, có khối u… Bệnh thường xảy ra khi các bộ phận lân cận bị viêm nhưng không điều trị dứt điểm. Các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn,… sẽ tấn công người dòng lên buồng trứng gây bệnh.
Hiện tại, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh buồng trứng đang có dấu hiệu gia tăng và ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh.
DẤU HIỆU MẮC BỆNH BUỒNG TRỨNG
Bác sĩ Phương Loan cho biết: Tùy vào từng bệnh lý bạn mắc phải ở buồng trứng mà dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết sớm các bệnh lý diễn ra tại buồng trứng thông qua các dấu hiệu điểm hình sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
- Đau bụng kinh
- Máu kinh ra nhiều
- Vùng kín tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi
- Đau khi quan hệ tình dục
- Gặp khó khăn khi tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt
- Bụng dưới và vùng chậu bị đau
- Ham muốn tình dục suy giảm
- Toàn thân mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn
- Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh
- Không xảy ra hiện tượng rụng trứng.
Bác sĩ Phương Loan khuyến cáo: ngay khi có các dấu hiệu mắc bệnh buồng trứng kể trên. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân, bệnh lý. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phướng hướng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, đảm bảo an toàn.
CÁC BỆNH BUỒNG TRỨNG THƯỜNG GẶP
Buồng trứng là bộ phận chính trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Cho nên, khi bộ phận này có vấn đề, thì khả năng sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiếp theo đây là danh sách các bệnh buồng trứng thường gặp, chị em cần phải để tâm:
Viêm buồng trứng:
Là hiện tượng buồng trứng bị viêm nhiễm, lở loét. Nguyên nhân thường là do nấm, vi khuẩn tại các bộ phận khác xâm lấn sang rồi gây viêm.
Viêm buồng trứng được phân chia ra làm 2 giai đoạn, gồm cấp và mãn tính. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình như:
Viêm buồng trứng giai đoạn cấp tính:
- Kinh nguyệt bị rối loạn
- Bụng dưới, xương hông và lưng bị đau mỏi
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường
- Xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ kinh
- Vùng sườn và ngực dưới bên phải bị đau
- Hậu môn bị sưng, bị đau khi đại tiện
- Bụng dưới luôn bị trướng,
- Thân nhiệt sốt cao
Viêm buồng trứng giai đoạn mãn tính:
Viêm buồng trứng giai đoạn cấp tính nếu không điều trị dứt điểm, bệnh tái nhiễm nhiều lần sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng giống giai đoạn cấp tính nhưng mức độ đã nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thêm các dấu hiệu khác như:
- Máu kinh vón cục, có màu đen
- Đau bụng kinh dữ dội
- Khí hư có mủ và máu kèm theo mùi hôi tanh
- Vùng bụng dưới căng trướng và đau, đôi khi còn bị nổi cục
- Ham muốn tình dục suy giảm trầm trọng
- Vùng hậu môn bị sưng đau
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, tinh thần bất ổn
- Khi di chuyển hoặc làm việc nặng sẽ bị đau ở vùng hạ bộ, hai hố chậu.
Lạc nội mạc tử cung buồng trứng:
Là hiện tượng các mô nội mạc của tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận biết bệnh:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Thường xuyên bị đau bụng kinh
- Đau khi giao hợp
- Tiểu tiện và đại tiện ra máu
- Vùng chậu bị đau nhức khó chịu.
Đa nang buồng trứng:
Đa nang buồng trứng là một trong các bệnh buồng trứng thường gặp ở nữ giới. Đây là hiện tượng các nang noãn xuất hiện nhiều ở trong buồng trứng với kích thước khác nhau. Hầu hết các nang đều chứa tế bào sẹo.
Khi bị buồng trứng đa nang, trứng của chị em sẽ phát triển không binh thường, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Có đến 10 % nữ giới bị vô sinh hiếm muộn do bệnh lý này gây ra.
Hầu hết người bệnh, khi bị đa nang buồng trứng đều có các dấu hiệu điển hình như:
- Kinh nguyệt không ổn định, có thể mất kinh hoặc kinh nguyệt ít hơn người bình thường
- Luôn có cảm giác đau và khó chịu tại vùng bụng dưới
- Tại vùng niêm mạc da và cổ xuất hiện các u mềm treo
- Lông tay, lông chân, lông mặt… phát triển quá mức
- Xuất hiện mụn trứng cá trên cơ thể
- Thừa cân, béo phì
- Khi siêu âm, sẽ thấy buồng trứng to hơn bình thường, có nhiều nang trong buồng trứng
- Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt
- Gặp khó khăn trong việc thụ thai.
U nang buồng trứng:
Là những khối u hình thành bên trong buồng trứng, các khối u này được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài, bên trong khối u đều chứa dịch.
Phần lớn u nang buồng trứng có kích thước nhỏ sau một thời gian sẽ tự động biến mất. Nhưng nếu u nang có kích thước lớn sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Một số u nang có thể phát triển theo diện ác tính, gây ung thư buồng trứng, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Hiện u nang buồng trứng được chia ra làm 2 loại, u nang buồng trứng cơ năng và u nang buồng trứng thực thể. Tùy vào từng loại u nang cũng như kích thước của khối u mà người bệnh có các dấu hiệu khác nhau.
Tuy nhiên, bác sĩ Loan nhấn mạnh, khi gặp các dấu hiệu sau đây, chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay, bởi đây là dấu hiệu điển hình của buồng trứng đa nang:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có thể kéo dài nhưng cũng có thể vô kinh.
- Đau khi quan hệ tình dục
- Tiểu khung, vùng hạ vị của người bệnh thường xuyên bị đau nhức
- Tiểu phần tiểu khung khi dùng tay sờ sẽ thấy khối u nhô lên
- Vùng bụng dưới bị đau từ âm ỉ đến dữ dội.
Áp xe buồng trứng:
Áp xe buồng trứng là hiện tượng bên trong buồng trứng xuất hiện túi có chứa dịch mủ cùng với các tế bào viêm đã chết. Khi túi dịch bị vỡ, dịch mủ và tác nhân gây bệnh sẽ lan rộng sang các vùng lân cận gây áp xe phần phụ. Khiến người bệnh bị vô sinh hiếm muộn, nguy hại hơn còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Chị em có thể phân biệt bệnh áp xe buồng trứng với các bệnh lý khác thông qua các triệu chứng điển hình như sau:
- Dịch âm đạo ra nhiều màu trắng đục như sữa, kèm theo mùi hôi
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
- Máu kinh ra nhiều
- Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh
- Bụng dưới và lưng bị đau, có khi đau âm ỉ nhưng đôi khi đau dữ dội. Cơn đau sẽ lan dẫn xuống vùng chậu.
- Khi quan hệ tình dục hoặc khi vận động, người bệnh luôn bị đau rát
- Bụng dưới luôn trong trạng thái căng phồng
- Người mệt mỏi, thường xuyên bị sốt theo kiểu sốt rét.
Ung thư buồng trứng:
Ung thư buồng trứng là hiện tượng một hoặc cả hai bên buồng trứng của nữ giới đều xuất hiện các tế bào bất thường. Các tế bào này khi phát triển sẽ thành những khối u ác tính, chúng xâm lấn và tấn công sang các bộ phận khác và phá hủy phần mô.
Ung thư buồng trứng thời gian đầu hầu như không có dấu hiệu cụ thể, nếu có thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh thăm khám lâm sàng, đồng thời làm các xét nghiệm như phết mỏng tế bào tử cung.
Biến chứng ung thư buồng trứng gây ra rất khó lường. Vì thế, bác sĩ Loan khuyên chị em nên thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường như:
- Chu kỳ kinh bị rối loạn
- Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh, nhất là sau mãn kinh
- Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện
- Vùng bụng dưới, lưng và vùng khung chậu thường xuyên bị đau
- Tiểu tiện nhiều lần và thường xuyên
- Đường tiêu hóa bị rối loạn, thường xuyên buồn nôn, nôn hoặc táo bón
- Cân nặng sút không rõ nguyên nhân
- Ăn uống không hợp khẩu vị
- Thường xuyên bị ợ nóng
- Dễ cáu gắt, thường xuyên mệt mỏi.
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ NỮ
Bác sĩ Loan nhấn mạnh: Hầu hết các bệnh buồng trứng ở nữ giới đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Vì thế, bên cạnh việc thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh bằng cách nắm rõ nguyên nhân gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân mắc bệnh buồng trứng ở phụ nữ, trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân chính sau đây:
-
Vệ sinh “cô bé” chưa đúng cách và chưa sạch sẽ
Có nhiều chị em thường vệ sinh vùng kín của mình một cách qua loa, nhất là trong chu kỳ kinh hoặc trước và sau khi quan hệ. Khiến các chất bụi bẩn tại “cô bé” không được làm sạch hết, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong gây viêm. Trong đó, có viêm buồng trứng – một trong những bệnh buồng trứng phổ biến ở nữ giới.
Bên cạnh đó, việc thụt rửa âm đạo cũng sẽ khiến độ pH tại vùng kín mất cân bằng. Vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi phát triển mạnh, gây viễm nhiễm vùng kín.
-
Vùng kín bị tổn thương
Quan hệ tình dục thô bạo, lạm dụng thủ dâm sẽ khiến vùng kín của chị em dễ bị trầy xước, bị tổn thương. Tác nhân có hại sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào buồng trứng gây viêm nhiễm, nhiễm trùng.
-
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ khiến bạn dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà…. Đây còn là nguyên nhân khiến bạn bị mắc các bệnh lý tại buồng trứng.
Nguyên nhân là do, các tác nhân gây bệnh tình dục sẽ xâm nhập sang cơ quan sinh dục của nữ giới gây bệnh.
-
Thực hiện thủ thuật không an toàn tại vùng kín
Việc phá thai hoặc đặt vòng tránh thai không đúng quy trình, môi trường thực hiện thủ thuật tại vùng kín diễn ra không đảm bảo… cũng là nguyên nhân khiến chị em dễ bị mắc bệnh ở buồng trứng.
-
Do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra
Nữ giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,… nhưng không điều trị dứt điểm. Vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công ngược dòng, xâm lấn vào buồng trứng gây viêm nhiễm.
-
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, nữ giới bị mắc các bệnh buồng trứng còn là do: Nang trứng phát triển không đầy đủ; mạch máu của nang trứng bị vỡ; vùng chậu bị nhiễm trùng; cơ thể dư thừa hormone HCG; kinh nguyệt kéo dài; béo phì; mang thai; tiền xử gia đình hoặc do hàm lượng insulin trong máu tăng cao….
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ĐỂ KHÔNG MẮC CÁC BỆNH Ở BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng khỏe mạnh sẽ giúp chị em dễ dàng thực hiện được thiên chức làm mẹ. Để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh trứng ở phụ nữ, chị em cần phải ghi nhớ và thực hiện các điều sau đây:
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái để hàm lượng hormone trong cơ thể luôn ổn định.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung các thực phẩm giàu hàm lượng sắt, crom.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc tránh thai.
- Không nên phá thai, bởi mỗi lần phá thai buồng trứng của chị em sẽ bị bào mòn, trở nên mỏng hơn, só lượng và chất lượng trứng bị suy giảm.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Không quan hệ tình dục trong thời kỳ bị đèn đỏ.
- Tránh bức xạ của máy tính.
- Khi đến kỳ kinh nên bổ sung sắt cho cơ thể, tránh gây tình trạng mất máu.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn phù hợp để tăng cường sức đề kháng cũng như nâng cao chức năng cho các bộ phận.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 3- 6 tháng/lần.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến bệnh buồng trứng ở phụ nữ. Mong sẽ hữu ích với chị em trong việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh lý hay câu hỏi nào cần giải đáp có thể để lại SĐT hoặc gọi ngay đến hotline: 0584 591 878 để được giải đáp sớm nhất.