Viêm niệu đạo uống thuốc gì để điều trị tận gốc?
Ngày đăng: 20.04.2023
Viêm niệu đạo là một bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị tận gốc. Tuy nhiên nhiều anh em lại chưa biết viêm niệu đạo uống thuốc gì giúp kiểm soát bệnh. Trong bài viết này, nam giới sẽ biết được các loại thuốc chữa viêm niệu đạo hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Viêm niệu đạo có điều trị bằng thuốc được không?
Viêm niệu đạo là bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới được gây ra bởi tác nhân chủ yếu là vi khuẩn như chlamydia, trachomatis, candida, lậu cầu khuẩn… Biểu hiện đặc trưng của người bị viêm niệu đạo là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.
Bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn, viêm bể thận, viêm bàng quang… nếu người bệnh chủ quan không điều trị. Do đó, khi thấy những triệu chứng bất thường khi đi tiểu tiện, nam giới cần mau chóng thăm khám và xin ý kiến bác sĩ.
Sau khi xác định được tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc theo đường uống, một số trường hợp có thể truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Bởi vì viêm niệu đạo là bệnh lý nhiễm khuẩn nên các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Thuốc kháng sinh và thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số yếu tố như:
- Bệnh nhân bị viêm niệu đạo đơn thuần hay phức tạp.
- Tác dụng phụ của thuốc, hiệu quả mang lại và chi phí điều trị đối với người bệnh.
- Bệnh nhân có gặp tình trạng kháng thuốc không? Nếu có thì ở mức độ nào?
- Những vi khuẩn có khả năng gây bệnh nhiều nhất.
- Hoạt phổ kháng sinh kháng vi khuẩn đã được định danh cụ thể.
Xem thêm: Viêm niệu đạo: Tổng quan về bệnh
Nam giới bị viêm niệu đạo uống thuốc gì?
Viêm niệu đạo nam giới uống thuốc gì theo Đông y
Đông y coi viêm niệu đạo là tình trạng hư tổn và bệnh lý ở các cơ quan sinh dục nam/nữ và có thể được chữa trị bằng các loại thuốc từ thảo dược. Phương pháp chữa viêm niệu đạo nam theo Đông y được sử dụng phổ biến trong dân gian để giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh tại nhà. Điều đặc biệt của phương pháp này là sự an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị lâu dài. Người bệnh sẽ không phải lo lắng về các tác dụng phụ như kháng thuốc hay dị ứng thuốc.
- Hoàng Kỳ: Hoàng kỳ có công dục lợi tiểu, thải độc và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến thận, giúp cải thiện triệu chứng viêm niệu đạo.
- Kim tiền thảo: Là thảo dược có tính mát, vị ngọt giúp giải nhiệt, thông tiểu, trị nóng trong tán thấp, kháng viêm. Kim tiền thảo có tác dụng cải thiện các triệu chứng bất thường trong vấn đề tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu khó tiểu buốt, tiểu khó…
- Bông mã đề: Hạt mã đề được gọi là xa tiền thảo, có tính hàn, vị ngọt, lợi tiểu giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, có tác dụng rất tốt cho thận… Cây mã đề có thể sử dụng nguyên cây làm thuốc.
- Rễ cỏ tranh: Có tác dụng giải độc, tăng cường kháng khuẩn, giúp hỗ trợ cho quá trình chữa trị viêm niệu đạo.
- Kim ngân hoa: Loại cỏ tốt này có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị tiêu diệt nấm, vi khuẩn và đào thải cặn bã trong cơ thể. Giúp giảm các triệu chứng viêm niệu đạo như sưng, đau, rát.
Lưu ý: Thông thường, việc chữa trị viêm niệu đạo với thuốc Đông y chỉ phù hợp với những trường hợp nhiễm trùng mức độ nhẹ. Trường hợp nặng, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được cung cấp liệu trình phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn.
Viêm niệu đạo uống kháng sinh gì theo Tây y?
Bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh xác định viêm niệu đạo uống thuốc gì để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
- Thuốc Cephalosporins thế hệ 3, Aminopenicillins, Aztreonam: Đây là những dòng thuốc kháng sinh phổ rộng được dùng cho những bệnh nhân bị viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn.
- Thuốc Azithromycin: Là thuốc kháng sinh dùng thời gian dài đối với những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.
- Thuốc Madisol: Công dụng chính của thuốc là làm giảm sưng đau và viêm đường tiết niệu dưới và được chỉ định cho những trường hợp bị bệnh nhẹ.
- Thuốc Tana Misol Blue: Được dùng chủ yếu để làm giảm tình trạng viêm, sung huyết tại các khu vực lân cận. Đối tượng phù hợp là nhóm bệnh nhân có tình trạng bệnh chưa chuyển biến nặng.
- Thuốc Domitazol: Là loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
- Thuốc Miclacol Blue F: Thành phần chính của thuốc là các thảo dược từ thiên nhiên nhưng công dụng trong việc chống nấm, chống nhiễm khuẩn và nhiễm trùng được đánh giá cao.
- Thuốc Mictasol Blue: Đây là loại thuốc hỗ trợ điều trị kháng khuẩn, khử trùng dành cho những người bị viêm niệu đạo có biến chứng. Những người bệnh nặng có thể dùng kết hợp cùng các loại thuốc kháng sinh để giảm tình trạng sưng đau, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Thuốc Micfaso Blue: Đây là loại thuốc được chỉ định cho người bị viêm niệu đạo và nhiều bệnh viêm đường sinh dục khác.
- Thuốc Doxycyclin, Ofloxacin, Erythromycin: Là những loại thuốc kháng sinh dành cho bệnh nhân viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia.
- Thuốc Metronidazol: Là thuốc kháng sinh dùng cho người bị nhiễm Trichomonas.
- Fluconazol, Itraconazol, Ketoconazol là thuốc kháng sinh dùng cho những trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm nấm Candida.
Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm âm đạo
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm niệu đạo các bác sĩ sẽ bám sát các nguyên tắc sau:
- Để chữa khỏi viêm niệu đạo cần đảm bảo nồng độ kháng sinh chữa bệnh trong nước tiểu phải đạt mức cần thiết. Nếu bệnh nhân bị viêm niệu đạo nghiêm trọng kèm theo nhiễm trùng máu thì kháng sinh sẽ được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạnh để đảm bảo nồng độ kháng sinh trong máu đạt yêu cầu.
- Nếu bệnh nhân viêm niệu đạo xuất hiện các triệu chứng như rét, ớn lạnh, xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng thì sẽ dùng kháng sinh chữa viêm niệu đạo bằng đường tĩnh mạch.
- Thời gian bệnh nhân sử dụng kháng sinh điều trị bệnh kéo dài từ 10 – 14 ngày.
- Nam giới viêm niệu đạo dẫn tới sốt thì sau khi hết sốt được vài ngày, bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh đường truyền tĩnh mạch kết hợp cùng thuốc uống kháng sinh.
- Một số trường hợp bệnh nhân không nhiễm độc nhưng hệ miễn dịch kém, thường xuyên nôn mửa thì nên sử dụng kháng sinh đường uống trước tiên.
- Sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 24 – 48 giờ nếu xét nghiệm nước tiểu vẫn còn vi khuẩn thì có thể bệnh nhân đã bị viêm niệu đạo kháng thuốc. Lúc này, bác sĩ cần đổi loại thuốc khác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bác sĩ có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng cho những bệnh nhân bị viêm niệu đạo do các bệnh xã hội như lậu.
- Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh nhưng còn sốt và có dấu hiệu nhiễm độc thì cần tìm nguyên nhân khác.
- Đối với những bệnh nhân có tiền sử viêm niệu đạo kháng thuốc thì cần dùng kháng sinh phổ rộng đầu tiên. Sau đó căn cứ vào tình trạng kháng thuốc và kết quả vi khuẩn học để điều chỉnh sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Không nên phối kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau.
- Có thể sử dụng kháng sinh kìm khuẩn thay cho kháng sinh diệt khuẩn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm niệu đạo
Sau khi đã xác định được “viêm niệu đạo nam giới uống thuốc gì?”. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo, để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như hạn chế tình trạng nhờn thuốc, người bệnh cần tuân thủ những điều sau:
- Trước khi tiến hành điều trị cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ tình trạng bệnh.
- Nên thành thật với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng, thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng, thuốc đặc trị bởi vì một số loại không thể dùng dùng nhau.
- Chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Không tự ý mua thuốc về nhà sử dụng.
- Uống thuốc đúng, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng sẽ gây sốc thuốc, không đủ liều lượng tiêu chuẩn ảnh hưởng tới kết quả chữa bệnh.
- Hạn chế tình trạng uống ngắt quãng, quên liều. Nếu thời gian quên gần liều sau thì bỏ qua liều đã quên.
- Những đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mắc các bệnh lý mãn tính, người dị ứng với các thành phần của thuốc, người suy thận trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Khi sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo, nước tiểu người bệnh sẽ có màu xanh. Đây là hiện tượng bình thường nên anh em không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ sớm kết thúc sau khi ngưng sử dụng thuốc.
- Khi sử dụng thuốc nếu thấy có tác dụng phụ hoặc phản ứng thì cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý thích hợp.
- Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, sữa chua, trứng, thịt đỏ, cá…
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, uống đủ 2l nước/ngày.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng mỗi ngày.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc viêm niệu đạo uống thuốc gì. Nếu còn băn khoăn về việc điều trị viêm niệu đạo hoặc các bệnh nam khoa, bạn hãy liên hệ ngay đến HOTLINE: 0906.668.152 để được hỗ trợ trực tiếp .