Viêm cổ tử cung khi mang thai: Mẹ bầu cần làm gì?
Ngày đăng: 19.04.2023
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý khá phổ biến với nữ giới đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, tâm lý của chị em mà còn gây ra tác động xấu cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị là gì?… là những câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy theo dõi bài viết sau để giải đáp các thắc mắc này nhé!
1. Tìm hiểu về viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn gây tổn thương ở cổ tử cung. Bởi vì phụ nữ mang thai thường bị tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có mùi khó chịu, ngứa ngáy… nên dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Thông thường, chị em nữ giới cũng rất dễ mắc bệnh viêm cổ tử cung nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của chu kỳ, nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung càng cao. Sức đề kháng của mẹ bầu thấp cộng với sự thay đổi rất lớn của nội tiết tố khiến mẹ bầu dễ bị tổn thương ở cổ tử cung và dễ bị bội nhiễm hơn.
Dấu hiệu viêm cổ tử cung thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh, có thể do vi khuẩn, nấm Candida… sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Thông thường viêm cổ tử cung khi mang thai có các dấu hiệu như:
- Đau tức vùng bụng dưới.
- Khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như vàng, xanh, trắng đục…
- Dịch âm đạo có lẫn máu, xuất huyết âm đạo bất thường và mùi hôi khó chịu.
- Ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín.
- Cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là khi đi tiểu
- Đau và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.
Nữ giới đang mang thai gặp tình trạng viêm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bội nhiễm nặng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, sinh non, sức đề kháng yếu, viêm phổi…
- Thai phụ bị viêm cổ tử cung do nhiễm nấm Candida, trẻ sinh ra có thể bị viêm da, nấm miệng… khi sinh thường.
- Nếu mẹ bị viêm cổ tử cung do lậu cầu, vi khuẩn trong dịch tiết sinh dục của mẹ có thể xâm nhập vào mắt trẻ sơ sinh gây viêm kết mạc, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ.
- Nguy cơ chảy máu âm đạo, viêm màng ối, vỡ ối sớm… dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thai nhi.
- Tình trạng viêm cổ tử cung làm giảm độ đàn hồi ở tử cung. Do đó, dễ dẫn đến hiện tượng xảy thai.
Các thai phụ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác bệnh, có biện pháp điều trị thích hợp.
2. Những nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị viêm cổ tử cung
Các nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai bao gồm:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Trong thời kỳ đầu, sự mất cân bằng nội tiết tố và sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể khiến cho các vi khuẩn, virus, nấm có điều kiện xâm nhập và phát triển trong cổ tử cung, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm cổ tử cung.
- Thay đổi môi trường âm đạo: Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng dẫn đến thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo. Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh hoặc không vệ sinh vùng kín đúng cách cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và khiến các vi khuẩn dễ dàng lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung và gây viêm.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Không vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách.
- Việc mặc quần lót chật, bó sát khiến vùng kín bức bí, tạo môi trường dễ sinh vi khuẩn.
- Phụ nữ đã từng mắc viêm nhiễm phụ khoa nhưng không điều trị triệt để.
- Người mẹ đã từng sảy thai, nạo thai hoặc sinh non nhưng không chăm sóc kĩ gây viêm nhiễm.
3. Hướng điều trị viêm cổ tử cung cho bà bầu
Tình trạng viêm cổ tử cung ở nữ giới cần được phát hiện và điều trị sớm, nhất là phụ nữ đang mang thai. Thông thường, sau khi khám lâm sàng và xác định chính xác nguyên nhân, tình trạn viêm cổ tử cung bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị là chủ yếu như thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, thuốc đặt phụ khoa…
Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc để chữa viêm cổ tử cung khi mang thai. Không chỉ khiến bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà còn gây ra một số tác dụng phụ.
Do đó, thai phụ cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị. Dựa vào tình trạng viêm cổ tử cung, tác nhân gây bệnh của từng mẹ bầu, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân viêm cổ tử cung có biểu hiện nặng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống có thể được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng phương pháp đốt điện hoặc áp lạnh. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai, những phương pháp ngoại khoa này không được khuyến khích vì không phù hợp cho thai phụ.
Để góp phần điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai an toàn và hiệu quả , mẹ bầu cần lưu ý:
- Ăn uống đủ chất hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giữ tâm lý thoải mái, không căng thẳng tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ. Không thụt rửa âm đạo.
- Không quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Sử dụng quần lót có chất liệu thoáng mát, tránh để vùng kín hầm bí.
- Khám thai định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp dân gian chưa được kiểm chứng.
Xem thêm: Viêm cổ tử cung mãn tính: Tác hại và cách điều trị hiệu quả
4. Cách phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai
Để phòng ngừa viêm cổ tử cung khi mang thai, nữ giới cần lưu ý một số thói quen sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, lau rửa từ âm đạo ra hậu môn ( từ trước ra sau)
- Sau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục, hoạt động thể dục… nữ giới cần làm sạch vùng kín với nước sạch rồi lau khô bằng khăn bông sạch.
- Không được thụt rửa trong âm đạo, nhất là phụ nữ mang thai vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo thậm chí xuất huyết tử cung.
- Chọn đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại có khả năng thấm hút tốt.
- Tránh dùng các dung dịch vệ sinh, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
- Chế độ ăn uống hợp lý hạn chế ăn ngọt, tăng cường bổ sung rau xanh hoa quả đặc biệt là những loại thức ăn giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng
- Chủ động tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát và sớm có biện pháp điều trị bệnh nếu có
Viêm cổ tử cung khi mang thai là một trong những bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, chính vì vậy thai phụ nên chú ý tránh mắc viêm nhiễm phụ khoa nói chung khi mang thai. Khi có các dấu hiệu của bệnh chị em tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hoặc bất cứ biện pháp dân gian truyền miệng nào bởi chưa được kiểm chứng hiệu quả. Thai phụ nên nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Bài viết đã tổng hợp dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung ở nữ giới. Hy vọng rằng bài viết trên đã đem đến cho chị em thêm những kinh nghiệm, kiến thức về bệnh lý phụ khoa nguy hiểm này.
Xem thêm:
Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã và đang điều trị thành công rất nhiều trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung ở nữ giới và phụ nữ mang thai. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn chấm dứt viêm cổ tử cung nhanh chóng và không để lại biến chứng hay tác dụng phụ.
Để đặt lịch hẹn thăm khám, điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai và được chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc miễn phí, bạn hãy click chọn [TẠI ĐÂY], hoặc gọi qua số HOTLINE: 0906.668.152 để được hỗ trợ tốt nhất