[Thắc mắc] Viêm cổ tử cung có chữa được không?
Ngày đăng: 14.04.2023
Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Tại Việt Nam, có đến 33% phụ nữ mắc bệnh và có đến 40% người bệnh đã bị biến chứng nặng. Do đó, một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em là bệnh viêm cổ tử cung có chữa được không, chữa như thế nào? Để có câu trả lời, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Bài viết sau đây được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ CKC I sản phụ khoa, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội.
1. Sơ qua về bệnh viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung của nữ giới bị viêm nhiễm, lở loét hoặc mưng mủ do sự tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
Cổ tử cung là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới, gần với tử cung và âm đạo. Do đó, bệnh nếu không được điều trị sớm có thể lây lan sang các bộ phận xung quanh, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Ngoài việc làm suy giảm sức khỏe sinh sản của người bệnh, viêm cổ tử cung còn làm giảm chức năng miễn dịch của âm đạo. Điều này khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hơn như lậu, giang mai, HIV…
2. [Giải đáp] Viêm cổ tử cung có chữa được không?
Với gần 30 năm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ Duyên đã điều trị cho rất nhiều trường hợp viêm nhiễm cổ tử cung, được giới chuyên môn đánh giá là một y sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đối với câu hỏi “viêm cổ tử cung có chữa được không?” bác sĩ Duyên đưa ra 2 nhận định:
- Đầu tiên, viêm cổ tử cung không khó chữa nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc lây lan sang các bộ phận khác thì quá trình điều trị sẽ vô cùng phức tạp, nhiều rủi ro và rất tốn kém.
- Thứ hai, việc quan trọng nhất trước khi điều trị bệnh là bác sĩ phải chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, mức độ của bệnh… từ đó, lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
Tóm lại, bệnh không quá nguy hiểm và rất dễ chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời, được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
3. Nguyên do mắc viêm cổ tử cung
Viêm nhiễm cổ tử cung có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là các vi khuẩn lây lan, phát triển thông qua đường quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su). Cụ thể:
- Quan hệ tình dục không an toàn: đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm nhiễm cổ tử cung, chủ yếu là do quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
- Đời sống tình dục phóng túng: việc quan hệ với nhiều người đàn ông sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm ký sinh trùng, lậu cầu khuẩn… từ đó gây ra viêm nhiễm.
- Vệ sinh kém: vệ sinh kém sạch, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm cổ tử cung và các bệnh viêm phụ khoa khác.
- Nạo phá thai nhiều lần: nạo phá thai nhiều lần sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng cho tử cung và cổ tử cung, đặc biệt là nạo phá thai không an toàn. Phụ nữ sau phẫu thuật không được chăm sóc cẩn thận có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao: việc sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao rất dễ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn trong âm đạo phát triển và gây viêm nhiễm.
4. Cách nhận biết viêm cổ tử cung ở bản thân
Sau khi được giải đáp thắc mắc “viêm lộ tuyến cổ tử cung có khó chữa không” chắc hẳn nhiều chị em đã thấy rõ tầm quan trọng của việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh ở bản thân. Từ đó chủ động đi khám và điều trị bệnh, tránh để bệnh có thời gian phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung mà chị em cần nhớ kỹ:
- Tiết dịch âm đạo nhiều, màu sắc của dịch rất bất thường như có màu vàng hoặc trắng đục.
- Xuất huyết âm đạo dù không trong kỳ kinh, huyết có màu hồng nhạt hoặc nâu.
- Thường xuyên đau âm đạo trong ngày.
- Đau khi quan hệ tình dục, với một số trường hợp có kèm theo chảy máu sau khi giao hợp.
- Có cảm giác đau hoặc nặng vùng chậu, đây là biểu hiện của viêm cổ tử cung do bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu gây ra.
Nếu chị em phát hiện những triệu chứng bất thường trên ở cơ thể thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tầm soát bệnh, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Viêm cổ tử cung có lây không? 3 đường lây nhiễm phổ biến nhất
5. Mắc viêm cổ tử cung cách điều trị nào phù hợp
5.1. Các phương pháp điều trị bệnh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh. Cụ thể:
- Viêm do kích ứng: đối với nguyên nhân gây bệnh không do nhiễm khuẩn mà do dị ứng, kích ứng với ngoại vật (thường là dung dịch vệ sinh) thì cách điều trị duy nhất là người bệnh cần phải ngừng tiếp xúc với vật gây dị ứng.
- Viêm do nhiễm trùng: đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm cổ tử cung. Tùy theo tác nhân gây nhiễm trùng (chlamydia, khuẩn lậu, trùng roi…) mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn này. Song song với đó, người bệnh cũng cần tiến hành điều trị những bệnh lý kèm theo (lậu, chlamydia…).
- Viêm do nấm: sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng nấm, giảm viêm.
- Viêm do virus: bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng toa thuốc kháng virus để điều trị tình trạng viêm nhiễm do virus. Tuy nhiên, thuốc này không thể chữa khỏi bệnh viêm, mà chỉ có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng.
- Viêm nặng: đối với tình trạng viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau (phẫu thuật ngoại khoa, tia laser, nhiệt điện…). Tốt nhất, chị em nên lựa chọn tiểu phẫu do bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm tiến hành, sử dụng, phương pháp hiện đại, máy móc tiên tiến để đảm bảo an toàn.
5.2. Chữa viêm cổ tử cung nên ăn gì
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình bệnh viêm nhiễm cổ tử cung:
- Cá hồi: trong cá hồi chứa nhiều omega – 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch cũng như giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung.
- Dầu ô liu: theo nghiên cứu, trong dầu oliu có chứa hợp chất oleocanthal, có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả nên có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm cổ tử cung.
- Sữa ít chất béo: sữa là thực phẩm giàu canxi và vitamin, có công dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ bị ung thư ở nữ giới.
- Các loại rau củ và trái cây: giúp bổ sung nhiều loại vitamin có ích cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Thông qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “viêm cổ tử cung có chữa được không?”. Để được tư vấn thêm về viêm nhiễm cổ tử cung hoặc các bệnh lý phụ khoa khác, chị em chỉ cần nhấn vào khung chat phía dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình nhất.
Nếu có nhu cầu thăm khám viêm cổ tử cung, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội tại 152 Xã Đàn – Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội hoặc đăng ký lịch hẹn khám [TẠI ĐÂY].