[Giải đáp] Viêm cổ tử cung có tự khỏi không?
Ngày đăng: 13.04.2023
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa có tỉ lệ nữ giới mắc phải rất cao. Phần lớn những chị em bị bệnh đều có chung thắc mắc viêm cổ tử cung có tự khỏi không? Nguyên nhân của băn khoăn này xuất phát từ tâm lý lo sợ những ảnh hưởng do bệnh để lại. Để giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Tạ Hồng Duyên – người có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ chia sẽ sâu hơn về bệnh viêm cổ tử cung.
Tìm hiểu về bệnh lý viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây ra những tổn thương ở cổ tử cung và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh phụ khoa khác như viêm ống cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo.
Chức năng quan trọng của cổ tử cung là ngăn chặn vi khuẩn, nấm từ đường sinh dục dưới tấn công đường sinh dục trên nhưng các biểu mô trụ đơn lớp của cổ tử cung lại rất dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu các lớp niêm mạc bị tổn thương do quan hệ tình dục mạnh, nạo hút thai, sinh nở… thì nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao.
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng, viêm cổ tử cung được chia thành 2 loại:
- Viêm cổ tử cung cấp tính: Đây là giai đoạn nhẹ, diện tích vùng viêm còn hạn chế, chưa lan rộng ra các khu vực xung quanh. Khi kiểm tra bác sĩ dễ dàng thấy cổ tử cung bị sưng tấy, niêm mạc phù nề. Viêm cổ tử cung cấp tính thường kèm theo viêm âm đạo hoặc viêm nội mạc cổ tử cung cấp tính.
- Viêm cổ tử cung mãn tính: Phần lớn các ca mắc viêm cổ tử cung đều ở trong giai đoạn này. Viêm cổ tử cung mãn tính khi không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ là khởi phát của ung thư cổ tử cung. Do đó, phụ nữ cần thường xuyên theo dõi và xét nghiệm tế bào ung thư để phát hiện và xử lý kịp thời.
Xem thêm: Viêm cổ tử cung: Bệnh phụ khoa không nên chủ quan
Các tác nhân gây nên bệnh lý viêm cổ tử cung
Nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung có thể là một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Nhiễm khuẩn mycoplasma, staphylococcus hoặc streptococus.
- Hại khuẩn trú trong âm đạo phát triển quá mức.
- Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục.
- Xạ trị vùng chậu.
- Dị ứng bao cao su hoặc các sản phẩm có hóa chất.
- Dị ứng với các ngoại vật như tampon, màng film tránh thai, vòng tránh thai.
- Thụt rửa âm đạo thường xuyên.
- Không thường xuyên thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.
- Một số nguyên nhân gây bệnh khác: Bệnh miễn dịch hệ thống hoặc do nhiễm trùng roi, vi khuẩn chlamydia, trong đó có đến 40% số ca viêm cổ tử cung do vi khuẩn chlamydia gây nên.
Viêm cổ tử cung có tự khỏi được không?
Theo như chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội:
“Viêm cổ tử cung nặng hay nhẹ đều không thể tự khỏi. Trì hoãn việc điều trị sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm mẹ sau này. Do đó, khi thấy những bất thường trên cơ thể, chị em cần chủ động kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.”
Hệ lụy do viêm cổ tử cung gây ra
Viêm cổ tử cung có thể gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Sau đây là một số hệ lụy và biến chứng thường gặp do viêm cổ tử cung:
- Vô sinh: Viêm cổ tử cung có thể gây ra tổn thương ở các cơ quan sinh sản ở phụ nữ, dẫn đến vô sinh hoặc khó có con.
- Sảy thai: Viêm cổ tử cung có thể gây ra các tổn thương tại vùng cổ tử cung, dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Viêm cổ tử cung có thể gây ra tổn thương và làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến Bartholin và nhiễm trùng âm đạo.
- Rối loạn kinh nguyệt: Viêm cổ tử cung có thể gây ra các rối loạn kinh nguyệt như kinh nhiều, kinh ít, kinh không đều và kinh đau.
- Sưng tấy và chảy máu âm đạo: Viêm cổ tử cung có thể gây ra sưng tấy và chảy máu âm đạo do tác động lên niêm mạc âm đạo.
- Nhiễm trùng huyết: Nếu viêm cổ tử cung không được điều trị kịp thời hoặc đủ mạnh, có thể lan sang hệ thống máu và gây ra nhiễm trùng huyết, một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Xem thêm: Viêm cổ tử cung có lây không? 3 đường lây nhiễm phổ biến nhất
Cách trị viêm cổ tử cung hiệu quả
Căn cứ vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Mục đích chung của những kỹ thuật này là loại bỏ mầm bệnh, tiêu viêm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Sử dụng thuốc trị viêm cổ tử cung
- Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục như quan hệ không an toàn, có nhiều bạn tình… thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt chlamydia.
- Trong trường hợp xác định được chính xác tác nhân gây bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị để điều trị.
- Nếu viêm tử cung do lậu cầu người bệnh cần sử dụng kép thuốc tiêu diệt chlamydia và thuốc chống Neisseria gonorrhoeae.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp điều trị song song với bạn tình để thu được kết quả tốt nhất.
Sử dụng vật lý trị liệu trị viêm cổ tử cung
Các phương pháp vật lý trị liệu có thể hỗ trợ trong việc giảm đau và làm giảm viêm ở khu vực cổ tử cung bao gồm:
- Nhiệt trị liệu: Nhiệt trị liệu bao gồm sử dụng nhiệt độ để giảm đau và làm giảm viêm. Các phương pháp nhiệt trị liệu bao gồm sử dụng băng nóng hoặc băng lạnh, tắm nóng, sục khí Ozon.
- Điện trị liệu: Điện trị liệu bao gồm sử dụng dòng điện để giảm đau và làm giảm viêm. Các phương pháp điện trị liệu bao gồm sử dụng sóng siêu âm, điện diathermy, tia laser.
- Ánh sáng trị liệu: Ánh sáng trị liệu bao gồm sử dụng ánh sáng để giảm đau và làm giảm viêm. Các phương pháp ánh sáng trị liệu bao gồm sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV), ánh sáng laser.
Tuy nhiên, việc sử dụng vật lý trị liệu trong điều trị viêm cổ tử cung cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế chuyên môn và không nên tự ý sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát viêm cổ tử cung cũng rất quan trọng.
Nên ăn gì chữa viêm cổ tử cung tốt nhất
Để giúp tình trạng viêm cổ tử cung chuyển biến tốt, người bệnh nên kết hợp phác đồ trị liệu của bác sĩ với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một số thực phẩm chị em nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày như:
-
Sữa chua không đường
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa đồng thời giúp ổn định môi trường pH trong âm đạo nhờ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Đây là loại thực phẩm lành tính nên chị em sử dụng trong thời gian dài không gây tác dụng phụ.
Cách sử dụng: Mỗi ngày người bệnh nên bổ sung từ 1-2 hũ sữa chua không được hoặc ít đường sau bữa ăn để cải thiện tình trạng bệnh
-
Tỏi
Allicin trong tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập tấn công của tác nhân gây bệnh, đặc biệt là nấm Candida. Vì thế, các bác sĩ khuyên nữ giới nên bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đồng thời nâng cao sức để kháng.
-
Các thẩm phẩm giàu Carotenoids
Carotnoids là hợp chất tiền vitamin A có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa ung thư. Vì thế, những chị em đang bị viêm cổ tử cung nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa carotenoids vào trong bữa ăn hằng ngày. Chị em có thể dùng cách xào, nấu để chế biến các thực phẩm bí ngô, cà rốt, rau cải xoăn, rau bina… để cơ thể hấp thụ carotenoids nhiều nhất.
Với những chia sẻ của bác sĩ Duyên, mong rằng người bệnh sẽ hiểu thêm về viêm cổ tử cung, xây dựng cách chăm sóc bản thân khoa học và chủ động theo dõi sức khỏe thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Nếu còn thắc mắc về vấn đế “viêm cổ tử cung có tự khỏi không?” chị em có thể gọi điện đến HOTLINE: 0906.668.152 để được hỗ trợ.