Viêm bao quy đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị
Ngày đăng: 8.04.2023
Viêm bao quy đầu là bệnh lý nam khoa, bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Viêm bao quy đầu sẽ gây đau rát, ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em, từ đó có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
1. Viêm bao quy đầu ở trẻ em là như thế nào?
1.1. Tổng quan về bệnh viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu là tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng bao quy đầu, có biểu hiện dễ nhận thấy nhất là là sưng tấy, nóng đỏ và đau rát ở phần quy đầu. Viêm bao quy đầu thường gặp ở nam giới trường thành do nam giới ở độ tuổi này có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm bao quy đầu vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, thậm chí là các bé trai mới lớn. Phần lớn những trường hợp viêm bao quy đầu ở trẻ em xuất phát từ các bệnh lý và thói quen vệ sinh hàng ngày.
Xem thêm: Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
1.2. Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được quan tâm và chú ý để sớm phát hiện tình trạng viêm bao quy đầu. Vì trong độ tuổi này, bé không thể nhận thức rõ ràng nên rất khó để phát hiện mình bị bệnh. Mà cần phải có sự quan sát, theo dõi sát sao của bậc phụ huynh để sớm phát hiện và có hướng giải quyết bệnh.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, chúng ta cần quan sát và để ý kỹ tình trạng của bao quy đầu ở trẻ. Nếu nhìn thấy những biểu hiện của viêm bao quy đầu, cha mẹ cần đưa con đến khám để có các biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời. Giảm thiểu các nguy hại mà bệnh có thể gây hại cho bé (cản trở sự phát triển của dương vật, ung thư, vô sinh…)
Dưới đây là một số hình ảnh về viêm bao quy đầu ở trẻ, giúp phụ huynh nhận biết tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu ở bé:
2. Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ
Dưới đây là 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm nhiễm quy đầu ở trẻ nhỏ:
- Tình trạng dài, hẹp ở bao quy đầu: bao quy đầu gắn liền với phần quy đầu ở trẻ khi mới sinh và sẽ tự tụt xuống theo thời gian. Tuy nhiên, tình trạng bao quy đầu bao kín với quy đầu sẽ khiến các chất bẩn, nước tiểu dễ dàng tích tụ lại với nhau. Từ đó khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển, sinh sôi mạnh mẽ và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Vệ sinh không sạch sẽ: việc vệ sinh cơ quan sinh dục ở trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào phụ huynh. Nếu bậc cha mẹ không vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ sạch sẽ thường xuyên sẽ khiến các chất bẩn, bã nhờn tích tụ lại với nhau, khiến vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây viêm nhiễm.
- Lộn bao quy đầu không đúng cách: Đối với những trẻ có bao quy đầu bị hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định cha mẹ tự nong bao quy đầu của trẻ tại nhà để điều trị tình trạng này. tuy nhiên, việc lộn sai cách, dùng lực mạnh sẽ khiến phần da của bé bị tổn thương, dẫn đến viêm.
- Viêm niệu đạo: viêm niệu đạo là một trong những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ mà rất ít bậc phụ huynh biết. Nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở bé là do nhịn tiểu, uống ít nước… Khi bị viêm niệu đạo, phần bao quy đầu cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm vì đây là phần da gần với lỗ tiểu.
- Thói quen mặc quần áo: trẻ mặc quần áo quá chật hoặc ẩm ướt, dùng chung đồ, thay tã không thường xuyên… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
3. Mức độ nguy hiểm của viêm bao quy đầu ở trẻ
Viêm bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những tác hại mà viêm bao quy đầu có thể gây ra với trẻ:
- Nhiễm trùng: Viêm bao quy đầu có thể gây nhiễm trùng dương vật của trẻ, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu…
- Xuất tinh sớm: Trẻ bị viêm bao quy đầu lâu ngày sẽ dẫn đến quy đầu mất ẩm, khô rát, về sau sẽ dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm.
- Rối loạn cương dương: viêm bao quy đầu sẽ gây tổn thương cho dương vật của trẻ, lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Tình trạng rối loạn cương dương nếu kéo dài có thể dẫn đến liệt dương.
- Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh: viêm bao quy đầu ở trẻ có nguy cơ dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh… khiến chức năng của những cơ quan này suy giảm, gây hại đến sức khỏe sinh sản trong tương lai của trẻ.
Xem thêm: Viêm bao quy đầu có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?
4. Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ
4.1 Dúng thuốc bôi để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Khi thấy con có những triệu chứng của viêm bao quy đầu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.Trong đó biện pháp sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em được bác sĩ chỉ định nhiều nhất.
Tuy nhiên, giống như những biện pháp điều trị khác, phương pháp điều trị viêm bao quy đầu bằng thuốc bôi cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng thuốc bôi không phù hợp có thể để lại nhiều hậu quả xấu đối với trẻ như nhờn thuốc, kích ứng, không chữa khỏi viêm… Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và sử.
4.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em
Tuy phương pháp sử dụng thuốc bôi là vô cùng an toàn nhưng các bậc cha mẹ cũng cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc: việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là khiến tình trạng viêm nhiễm nặng thêm, khó điều trị hơn (chi tiết đã được chúng tôi đề cập ở phần trên của bài viết) .
- Kết hợp với các phương pháp khác: bên cạnh thuốc bôi, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm kết hợp cùng với các biện pháp khác như thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị.
- Khám ngay khi xuất hiện tác dụng phụ: nếu trong quá trình sử dụng thuốc bôi mà trẻ có dấu hiệu bất thường, xuất hiện những tác dụng phụ thì phải đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế để được thăm khám có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bôi thuốc đúng cách: bôi thuốc đúng cách theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không để thuốc rơi vào những bộ phận nhạy cảm của trẻ như miệng, mắt, mũi…
Ngoài ra, khi trẻ bị viêm bao quy đầu do dài, hẹp, nghẹt da bao quy đầu thì bác sĩ sẽ chỉ định cha mẹ nóng bao quy đầu cho bé hoặc tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Thông thường, trẻ trên 10 tuổi mà vẫn bị dài, hẹp bao quy đầu thì nên tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Để quá trình tiểu phẫu cắt bao quy đầu diễn ra an toàn, hiệu quả, ít biến chứng thì cha mẹ nên đưa bé đến cắt tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Nếu ở Hà Nội, phụ huynh có thể đưa cháu đến những cơ sở y tế uy tín như phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, bệnh viện quân y 108, bệnh viện Bạch Mai…
Xem thêm: Phân biệt viêm bao quy đầu và viêm đầu dương vật
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em. Hy vọng qua những chia sẻ trên, các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp ích trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của bé trước những bệnh lý gây hại, đặc biệt là viêm bao quy đầu. Nếu muốn được tư vấn đề tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ, quý phụ huynh hãy bấm vào khung chat bên dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất.
Để đặt lịch hẹn khám bao quy đầu tại phòng khám, bạn vui lòng bấm gọi HOTLINE hoặc đăng ký trực tiếp [TẠI ĐÂY]