Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
Ngày đăng: 4.04.2023
Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không? là thắc mắc của nhiều nữ giới khi mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thông qua bài viết này, bác sĩ Tạ Thị Phương Duyên sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên, cũng như đưa ra những lời khuyên giúp ích cho nữ giới trong việc điều trị và phòng tránh bệnh.
1. Sơ qua về bệnh viêm phụ khoa
Viêm phụ khoa, còn gọi là viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản, âm đạo và các vùng xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến ở nữ giới, có đến 90% chị em phụ nữ tại Việt Nam từng bị viêm nhiễm phụ khoa 1 lần trong đời. Nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa có rất nhiều, chủ yếu là do vi khuẩn, nấm men, tạp khuẩn… xâm nhập vào âm hộ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Ảnh hưởng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa với cuộc sống
Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao, viêm nhiễm phụ khoa còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tâm lý, chất lượng sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh. Cụ thể:
- Đối với sinh hoạt hàng ngày: viêm phụ khoa gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như sứng tấy âm hộ, ngứa ngáy dai dẳng tại vùng kín, dịch âm đạo (khí hư) ra nhiều và khiến vùng kín có mùi hôi nồng… Những triệu chứng trên ảnh hưởng trực tiếp với tâm lí của phụ nữ, khiến chị em mất tự tin khi gần gũi với bạn tình, luôn cảm thấy khó chịu, cáu kỉnh vì luôn cảm thấy ngứa ngáy tại âm hộ…
- Đối với sức khỏe của nữ giới: bệnh có thể diễn biến nặng và phát triển thành mãn tính nếu không được điều trị sớm. Khi đó, bệnh có nguy cơ lan rộng, gây viêm ngược dòng tới các cơ quan sinh dục khác. Những cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp từ viêm nhiễm phụ khoa gồm: tử vung, vùng chậu, phần phụ, đường tiết niệu,… Khi viêm lan tới các cơ quan này sẽ khiến việc điều trị, kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, vì tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng ra nhiều bộ phận nên sẽ khiến sức khỏe của người phụ nữ gặp nhiều vấn đề đáng lo ngại.
- Đối với sức khỏe sinh sản: khi bị bệnh, chị em sẽ bị tăng tiết dịch âm đạo, lượng dịch này tiết ra quá nhiều sẽ làm cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng, dẫn đến khó thụ thai khi giao hợp. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng thì có thể dẫn đến vô sinh ở trị em phụ nữ.
- Đối với thai nhi: đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, viêm âm đạo mang đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho mẹ bầu và bé. Bệnh không chỉ gây cản trở quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mà còn khiến thai phụ dễ gặp tình trạng sinh non, nhiễm khuẩn sau sinh…
Xem thêm: Que thử viêm nhiễm phụ khoa: Cơ chế hoạt động và cách sử dụng
2. Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
Viêm phụ khoa là bệnh lý xảy ra ở khu vực “nhạy cảm”, khiến nhiều chị em e ngại mà kéo dài thời gian đi khám, điều trị bệnh viêm âm đạo. Do đó, viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không? là câu hỏi của rất nhiều nữ giới khi mắc bệnh. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – bác sĩ CKC I sản phụ khoa, có gần 30 năm điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ở nữ giới.
Theo những lý giải của bác sĩ Duyên, viêm phụ khoa là bệnh không thể tự khỏi, cần phải được điều trị đúng cách để tránh bệnh tái phát và diễn biến từ cấp tính sang mãn tính.
Đáng buồn là có tới hơn 70% trường hợp mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa không điều trị ngay từ đầu, khiến bệnh diễn biến nặng và phát triển thành mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu đến từ tâm lý e ngại trong việc khám chữa bệnh:
- Vì giữ tâm lý e ngại, không muốn đi khám nên không ít chị em tự ý làm theo các mẹo dân gian để chữa bệnh như sử dụng lá trầu không, ngải cứu, húng quế… Đây là những mẹo dân gian phần nào có tác dụng vì giúp đẩy lùi triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy ở âm hộ. Tuy nhiên, đây là biện pháp được chứng minh là có tác dụng tạm thời và bệnh vẫn sẽ tái phát, thậm chí tình trạng viêm nhiễm còn lan rộng hơn do người bệnh lầm tưởng bệnh đã được chữa khỏi.
- Bên cạnh việc sử dụng mẹo dân gian, việc tự điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, kháng khuẩn tại nhà cũng được nhiều chị em áp dụng. Bởi đây là phương pháp đơn giản và có thể trực tiếp mua thuốc tại hiệu thuốc mà không cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám. Tuy nhiên, đây cũng là một biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy hại, bởi có không ít trường hợp sử dụng thuốc không theo chỉ định, dẫn đến loạn khuẩn, nhờn thuốc, dị ứng… Không những không điều trị được bệnh mà còn khiến hiệu quả điều trị sau này bị ảnh hưởng nhiều.
Tóm lại, viêm phụ khoa là bệnh không thể tự khỏi. Khi bị bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được xác định rõ nguyên nhân, tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh… Sau khi chẩn đoán bệnh hoàn tất, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị viêm nhiễm phụ khoa phù hợp với từng trường hợp bệnh.
Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm nhiễm phụ khoa
3. Chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?
Sau khi đã trả lời được câu hỏi “viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?” hẳn chị em cũng biết khi bị mắc bệnh, cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời. việc chẩn đoán viêm âm đạo không quá khó khăn, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Khám lâm sàng: bao gồm thăm hỏi tình trạng bệnh nhân, thu thập thêm thông tin về triệu chứng bệnh, thói quen vệ sinh của người bệnh, đã từng mắc viêm âm đạo hay chưa… Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để kiểm tra phần ngoài âm đạo nhằm xác định mức độ viêm nhiễm.
- Khám cận lâm sàng: còn gọi là xét nghiệm, đây là bước giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về bệnh, tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh…
Kết hợp kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định rõ ràng về tình trạng viêm âm đạo ở bệnh nhân. Căn cứ vào những nhận định đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị nhằm điều trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát.
Hiện tại, có 2 phương pháp điều trị viêm âm đạo chủ yếu là:
- Uống thuốc kháng sinh, kháng nấm.
- Sử dụng thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi dạng gel
Mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với những tác nhân gây bệnh khác nhau, cho hiệu quả, thời gian điều trị không giống nhau. Do đó, chị em cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm điều trị bệnh triệt để, tránh tái phát.
Xem thêm:
- Viêm âm đạo cách chữa trị tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
- Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bao lâu thì khỏi hoàn toàn
4. Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Một số lời khuyên giúp chị em phụ nữ phóng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa:
- Vệ sinh vùng kín: vệ sinh âm đạo đúng cách, sử dụng nước ấm và lau bằng khăn mềm ít nhất 2 – 3 lần/ ngày sẽ giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, giảm thiểu mồ hôi và các tác nhân gây bệnh tích tụ, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Khi vệ sinh, tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh… Nếu đang trong kỳ kinh hoặc đang mang thai, cần chú ý vệ sinh thường xuyên hơn.
- Sử dụng quần lót phù hợp: tránh mặc quần lót chật, có chất liệu gây bí như lụa, ren, da… vì chúng có thể gây kích ứng âm đạo ở phụ nữ. Đảm bảo thay quần lót mỗi ngày, sau khi tập thể dục để tránh tích tụ vi khuẩn do ra nhiều mồ hôi.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ: bao cao su được đánh giá là biện pháp an toàn hàng đầu trong việc phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Ăn sữa chua: ăn 2 cốc sữa chua mỗi ngày có tác dụng hạn chế nấm candida, cân bằng độ PH trong âm đạo. từ đó giảm thiểu nguyên nhân bị viêm phụ khoa do nấm Candida gây ra. Đồng thời, sữa chua cũng giúp khử mùi hôi tại vùng kín.
- Khám phụ khoa định kỳ: khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh. Đồng thời giúp tầm soát và phát hiện sớm viêm nhiễm phụ khoa, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?” Từ đó, chị em sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ, cũng như chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, chị em chỉ cần nhấn vào khung chat phía dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình nhất.
Để được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chị em có thể trực tiếp đến phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội tại 152 Xã Đàn – Phương Liên – Đống Đa – Hà Nội hoặc đăng ký lịch hẹn khám [TẠI ĐÂY].